Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 - Đề số 2 — Không quảng cáo

Đề thi địa lí 10, đề kiểm tra địa 10 kết nối tri thức với cuộc sống có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 - Kết nối tri thức


Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 - Đề số 2

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Câu 1: Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao?

Đề bài

Câu 1: Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao?

A. Mức sống cao.

B. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều.

C. Kinh tế- xã hội phát triển ở trình độ cao.

D. Phong tục tập quán lạc hậu.

Câu 2: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan theo

A. thời gian.

B. độ cao và hướng địa hình.

C. vĩ độ.

D. khoảng cách gần hay xa đại dương.

Câu 3: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai

A. nhiệt theo độ cao.

B. khí áp theo độ cao.

C. khí hậu theo độ cao.

D. đất và thực vật theo độ cao.

Câu 4: Hiện tượng bùng nổ dân số diễn ra

A. chủ yếu ở các nước đang phát triển.

B. chủ yếu ở các nước phát triển.

C. chủ yếu ở các nước châu Phi.

D. ở tất cả các nước.

Câu 5: Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số là

A. sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

B. tổng của tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

C. sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.

D. tương quan giữa số người sinh ra trong năm và số dân trung bình của năm đó.

Câu 6: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành:

A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.

C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.

Câu 7: Gia tăng dân số thực tế là

A. tổng giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %.

B. hiệu giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %.

C. tổng giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính là ‰.1

D. tổng giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư, đơn vị tính là ‰.

Câu 8: Dân số thế giới tăng hay giảm là do

A. sinh đẻ và tử vong.

B. số trẻ tử vong hằng năm.

C. số người nhập cư.

D. số người xuất cư.

Câu 9: Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa

A. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.

B. số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm.

C. số trẻ em nam so với tổng số dân.

D. số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm.

Câu 10: Việc phá rừng đầu nguồn dẫn đến hệ quả nào sau đây?

A. Khí hậu điều hòa.

B. Mực nước ngầm nâng cao.

C. Đất đai xói mòn, rửa trôi.

D. Mở rộng phạm vi cư trú của động thực vật.

Câu 11: Để đánh giá quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia, người ta dùng chỉ số

A. tổng sản phẩm trong nước (GDP).

B. tổng thu nhập quốc gia (GNI).

C. GDP/người.

D. GNI/người.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn lực?

A. Là tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có thể được khai thác và không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.

B. Là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

C. Là hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

D. Là hệ thống vốn và thị trường có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

Câu 13: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố

A. cần thiết cho quá trình sản xuất.

B. quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác.

C. tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất.

D. ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

Câu 14: Để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực, người ta dùng chỉ số

A. tổng sản phẩm trong nước (GDP).

B. tổng thu nhập quốc gia (GNI).

C. GDP/người.

D. GNI/người.

Câu 15: Để đánh giá mức sống dân cư của một quốc gia, người ta dùng các chỉ số

A. GDP và GNI.

B. GDP và GNI/ người.

C. GNI và GDP/ người.

D. GNI/ người và GDP/ người.

Câu 16: Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là sự giảm nhanh

A. nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.

B. lượng bức xạ mặt trời tiếp nhận theo độ cao.

C. nhiệt độ, khí áp và mật độ không khí theo độ cao.

D. nhiệt độ, độ ẩm và mật độ không khí theo độ cao.

Câu 17: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ đô thị hoá đang phát triển ở nông thôn?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm.

B. Quy mô dân số tăng chậm lại.

C. Năng suất lao động ngày càng cao.

D. Hoạt động phi nông nghiệp đang tăng nhanh.

Câu 18: Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế

A. chỉ huy động được nguồn lực trong nước.

B. sẽ huy động được tối đa các nguồn lực.

C. có khả năng tác động tới nguồn lực lao động.

D. chỉ huy động được vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài.

Câu 19: Sự khác biệt giữa tháp mở rộng và tháp thu hẹp là

A. đáy hẹp, đỉnh phình to.

B. đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.

C. đáy rộng, thu hẹp ở giữa, phía trên lại mở ra.

D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 20: Cho biết dân số của một quốc gia năm 2010 có 955 triệu người nam và 1036 triệu người nữ. Tỉ số giới tính của quốc gia đó là

A. 92 %, cứ 92 nam có 100 nữ.

B. 92%, cứ 100 nam có 92 nữ.

C. 94%, cứ 96 nam có 100 nữ.

D. 94%, cứ 100 nam có 96 nữ.

Câu 21: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.

a)  Các nhân tố tự nhiên tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho đô thị hoá.

b)  Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hoá.

c)  Chính sách phát triển đô thị quyết định hướng phát triển đô thị trong tương lai.

Câu 22: Phân tích mối quan hệ giữa đô thị hoá với sự phát triển công nghiệp?

----- HẾT -----

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN .COM

1.D

2.C

3.D

4.A

5.A

6.C

7.A

8.A

9.A

10.C

11.A

12.A

13.A

14.B

15.D

16.A

17.D

18.B

19.B

20.A

Câu 1 (VD):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Địa lí dân cư.

Cách giải:

Có nhiều yếu tố tác động đến tỉ suất sinh làm cho nó thay đổi theo thời gian và không gian bao gồm các yếu tố tự nhiên – sinh học, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế xã hội và các chính sách phát triển dân số của từng nước.

Các phong tục tập quán lạc hậu như đông con hơn nhiều của,… đã làm cho tỉnh suất sinh cao ở các quốc gia có trình độ kinh tế xã hội còn thấp.

Chọn D.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Một số quy luật của vỏ địa lí.

Cách giải:

Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan theo vĩ độ.

Chọn C.

Câu 3 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Một số quy luật của vỏ địa lí.

Cách giải:

Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao.

Chọn D.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Địa lí dân cư.

Cách giải:

Hiện tượng bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển.

Chọn A.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Địa lí dân cư.

Cách giải:

Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

Chọn A.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Các nguồn lực phát triển kinh tế.

Cách giải:

Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành: Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Chọn C.

Câu 7 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Địa lí dân cư.

Cách giải:

Gia tăng dân số thực tế là tổng giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %.

Chọn A.

Câu 8 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Địa lí dân cư.

Cách giải:

Dân số thế giới tăng hay giảm là do sinh đẻ và tử vong.

Chọn A.

Câu 9 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Địa lí dân cư.

Cách giải:

Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng dân số.

Chọn A.

Câu 10 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Một số quy luật của vỏ địa lí.

Cách giải:

Việc phá rừng đầu nguồn dẫn đến hệ quả đất đai xói mòn, rửa trôi.

Chọn C.

Câu 11 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia.

Cách giải:

Để đánh giá quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia, người ta dùng chỉ số tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Chọn A.

Câu 12 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Các nguồn lực phát triển kinh tế.

Cách giải:

Nguồn lực không phải là tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có thể được khai thác và không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.

Chọn A.

Câu 13 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Các nguồn lực phát triển kinh tế.

Cách giải:

Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố cần thiết cho quá trình sản xuất.

Chọn A.

Câu 14 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia.

Cách giải:

Để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực, người ta dùng chỉ số tổng thu nhập quốc gia (GNI).

Chọn B.

Câu 15 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia.

Cách giải:

Để đánh giá mức sống dân cư của một quốc gia, người ta dùng các chỉ số GNI/ người và GDP/ người.

Chọn D.

Câu 16 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Một số quy luật của vỏ địa lí.

Cách giải:

Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là sự giảm nhanh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.

Chọn A.

Câu 17 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Địa lí dân cư.

Cách giải:

Hoạt động phi nông nghiệp đang tăng nhanh chứng tỏ đô thị hoá đang phát triển ở nông thôn.

Chọn D.

Câu 18 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia.

Cách giải:

Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế sẽ huy động được tối đa các nguồn lực.

Chọn B.

Câu 19 (VD):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Địa lí dân cư.

Cách giải:

Tháp mở rộng có đặc điểm đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải. Tháp thu hẹp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp.

=> Điểm khác biệt giữa tháp mở rộng và tháp thu hẹp là đáy rộng, đỉnh nhọn và cạnh thoải.

Chọn B.

Câu 20 (VD):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Địa lí dân cư.

Cách giải:

Công thức tính tỉ số giới tính Tnn = x 100 (%)

Trong đó:          Tnn: Tỉ số giới tính.

Dnam: Dân số nam. Dnữ: Dân số nữ.

-  Áp dụng công thức:

Tỉ số giới tính = x 100 = 92 (%)

=> Tỉ lệ giới tính là 92%, nghĩa là cứ 92 nam có 100 nữ

Chọn A.

Câu 21 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Địa lí dân cư.

Cách giải:

-  Câu b sai.

-  Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hoá.

Câu 22 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 10, phần Địa lí dân cư.

Cách giải:

-   Đô thị hoá đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, thu hút lao động có trình độ xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho công nghiệp.

-  Ngược lại, sự phát triển công nghiệp sẽ làm tăng nhanh số dân thành thị, phổ biến lối sống thành thị,..


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 10 - Đề số 3