Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 Cánh diều - Đề số 1
Tải vềTrường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
Đề bài
Câu 1: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 2: Ếch thuộc ngành:
A. Ruột khoang B. Động vật có xương sống
C. Động vật không xương sống D. Lưỡng cư
Câu 3: Phát biểu bào sau đây không đúng?
A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái đất tác dụng lên người đó.
C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.
Câu 4: Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có gọi là:
A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Quang năng
Câu 5 : Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất ở những đồi đất?
A. Lượng chảy lớn có thể làm tăng thêm vi sinh vật bề mặt.
B. Lượng chảy lớn có thể làm tăng thêm chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt.
C. Lượng chảy lớn có thể làm mất đi chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt, lâu ngày gây sạt lở đất, xói mòn ...
D. Không có thay đổi gì.
Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ
A. nhiều nguyên tử. B. một chất.
C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau. D. nhiều chất để riêng biệt.
Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.
A. vật lý và hoá học nhất định. B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.
B. thay đổi. D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.
Câu 8: Tụ cầu khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn trên da có đặc điểm gì:
A. Hình cầu B. Sống riêng lẻ hoặc từng đám
C. Có cấu tạo là sinh vật nhân sơ D. Cả ba đáp án đúng
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?
A. Nhân thực B. Đơn bào hoặc đa bào
C. Dị dưỡng D. Có sắc tố quang hợp
Câu 10: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
C. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước.
D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.
Câu 11: Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?
A. Lực hút của Trái đất B. Lực ma sát nghỉ
C. Lực ma sát trượt D. Cả 3 lực trên
Câu 12: Điểm giống nhau giữa nấm và tảo là:
A. Đều dinh dưỡng bằng cách hoại sinh.
B. Đều có khả năng tổng hợp chất hữu cơ.
C. Đều có diệp lục
D. Đều chưa có thân, lá, rễ thật sự.
Câu 13: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động?
A. Gió thổi cành lá đung đưa.
B. Sau khi đập vào mặt vợt, quả bóng tennis bị bật ngược trở lại.
C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống.
D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
Câu 14: Môi trường sống của lớp cá xương mà không có lớp cá sụn là:
A. nước ngọt B. Nước mặn
C. Nước lợ D. Nước mặn và nước lợ
Câu 15: Nấm nào dưới đây thuộc loại nấm đa bào?
A. Nấm men B. Nấm nhầy C. Nấm kim châm D. Nấm mốc
Câu 16: Kết luận nào sau đây sai khi nói về trọng lượng của vật?
A. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.
B. Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.
C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
D. Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật.
Câu 17: Quan sát vòng đời phát triển của sâu bướm, cho biết giai đoạn nào ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nhất?
A. Bướm B. Trứng C. Ấu trùng D. Nhộng
Câu 18: Sữa chua được lên men từ loại vi khuẩn:
A. Vi khuẩn E.coli B. Vi khuẩn Lactic
C. Vi khuẩn Probiotic D. Vi khuẩn Acetic
Câu 19: Loài động vật nào sau đây không thuộc ngành Thân mềm?
A. Ốc sên B. Sán dây C. Mực D. Con sò
Câu 20: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?
A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
B. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.
C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
D. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
Đáp án
1. C |
2. D |
3. D |
4. A |
5. C |
6. C |
7. A |
8. D |
9. D |
10. C |
11. B |
12. B |
13. B |
14. A |
15. C |
16. A |
17. D |
18. B |
19. B |
20. C |
Câu 1:
Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao. B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung. C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. D. Quả táo rơi từ trên cây xuống. |
Phương pháp giải:
Thủ môn bắt được bóng trước khung thành liên quan đến lực tiếp xúc.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 2:
Ếch thuộc ngành: A. Ruột khoang B. Động vật có xương sống C. Động vật không xương sống D. Lưỡng cư |
Phương pháp giải:
Ếch thuộc ngành Lưỡng cư.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 3:
Phát biểu bào sau đây không đúng? A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi. B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái đất tác dụng lên người đó. C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó. D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó. |
Phương pháp giải:
Khối lượng là số đo lượng chất của một vật, nó không phụ thuộc vào trọng lượng của vật.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 4:
Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có gọi là: A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Quang năng |
Phương pháp giải:
Mọi vật chuyển động đều có động năng như: cánh quạt đang quay, ô tô di chuyên trên đường, quả bóng lăn …
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 5 :
Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất ở những đồi đất? A. Lượng chảy lớn có thể làm tăng thêm vi sinh vật bề mặt. B. Lượng chảy lớn có thể làm tăng thêm chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt. C. Lượng chảy lớn có thể làm mất đi chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt, lâu ngày gây sạt lở đất, xói mòn ... D. Không có thay đổi gì. |
Phương pháp giải:
Lượng chảy của dòng nước mưa có thể làm mất đi chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt, lâu ngày gây sạt lở đất, xói mòn ...
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 6:
Hỗn hợp được tạo ra từ A. nhiều nguyên tử. B. một chất. C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau. D. nhiều chất để riêng biệt. |
Phương pháp giải:
Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 7:
Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”. A. vật lý và hoá học nhất định. B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi. B. thay đổi. D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi. |
Phương pháp giải:
Chất tinh khiết có tính chất vật lí và hóa học nhất định.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 8:
Tụ cầu khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn trên da có đặc điểm gì:
A. Hình cầu B. Sống riêng lẻ hoặc từng đám C. Có cấu tạo là sinh vật nhân sơ D. Cả ba đáp án đúng |
Phương pháp giải:
Tụ cầu khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn trên da có hình cầu (cầu khuẩn), có kích thước hiển vi, sống riêng lẻ hoặc từng đám, có cấu tạo cơ thể là sinh vật nhân sơ.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 9:
Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm? A. Nhân thực B. Đơn bào hoặc đa bào C. Dị dưỡng D. Có sắc tố quang hợp |
Phương pháp giải:
Nấm là những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 10:
Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực? A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh. B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận. C. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước. D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại. |
Phương pháp giải:
Các trường hợp A, B, X đều bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực.
Trường hợp không bị biến dạng.
Lời giải chi tiết:
Ch ọn C.
Câu 11:
Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay? A. Lực hút của Trái đất B. Lực ma sát nghỉ C. Lực ma sát trượt D. Cả 3 lực trên |
Lời giải chi tiết:
Lực giúp chiếc bút không trượt khỏi tay là lực ma sát nghỉ. Lực này giúp cho bút không trượt khỏi tay khi có tác dụng của các lực khác như trọng lực.
Chọn B.
Câu 12:
Điểm giống nhau giữa nấm và tảo là: A. Đều dinh dưỡng bằng cách hoại sinh. B. Đều có khả năng tổng hợp chất hữu cơ. C. Đều có diệp lục D. Đều chưa có thân, lá, rễ thật sự. |
Phương pháp giải:
Nấm và tảo đều có khả năng tổng hợp chất hữu cơ. Nấm không có diệp lục.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 13:
Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động? A. Gió thổi cành lá đung đưa. B. Sau khi đập vào mặt vợt, quả bóng tennis bị bật ngược trở lại. C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống. D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. |
Lời giải chi tiết:
Sau khi đập vào mặt vợt, quả bóng tennis bật ngược trở lại cho ta biết khi chịu tác dụng của lực thì vật vừa bị biến dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
Chọn B.
Câu 14:
Môi trường sống của lớp cá xương mà không có lớp cá sụn là: A. nước ngọt B. Nước mặn C. Nước lợ D. Nước mặn và nước lợ |
Phương pháp giải:
Môi trường sống của lớp cá xương mà không có ở lớp cá sụn là nước ngọt.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 15:
Nấm nào dưới đây thuộc loại nấm đa bào? A. Nấm men B. Nấm nhầy C. Nấm kim châm D. Nấm mốc |
Phương pháp giải:
Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Nấm kim châm thuộc nhóm nấm đa bào.
Chọn C.
Câu 16:
Kết luận nào sau đây sai khi nói về trọng lượng của vật? A. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật. B. Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật. C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế. D. Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật. |
Lời giải chi tiết:
Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút tác dụng lên vật, có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
Trong lượng P = 10m => Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật và không phụ thuộc vào thể tích của vật.
Chọn A.
Câu 17:
Quan sát vòng đời phát triển của sâu bướm, cho biết giai đoạn nào ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nhất? A. Bướm B. Trứng C. Ấu trùng D. Nhộng |
Phương pháp giải:
Giai đoạn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nhất của loài sâu bướm là giai đoạn nhộng.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 18:
Sữa chua được lên men từ loại vi khuẩn: A. Vi khuẩn E.coli B. Vi khuẩn Lactic C. Vi khuẩn Probiotic D. Vi khuẩn Acetic |
Phương pháp giải:
Sữa chua được lên men từ loại vi khuẩn lactic.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 19:
Loài động vật nào sau đây không thuộc ngành Thân mềm? A. Ốc sên B. Sán dây C. Mực D. Con sò |
Phương pháp giải:
Các loài động vật Thân mềm có cơ thể mềm và không phân đốt, đa số các loài có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Một số loài động vật thuộc ngành Thân mềm là ốc sên, mực, sò …
Chọn B.
Câu 20:
Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt? A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước. B. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh. C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc. D. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu. |
Lời giải chi tiết:
Phương pháp lọc dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.
Chọn C.