Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 1 — Không quảng cáo

Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri


Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 1

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Câu 1: Khối liên minh gồm những nước nào?

Đề bài

Câu 1: Khối liên minh gồm những nước nào?

A. Nga, Đức, Nhật.

B. Anh, Pháp, Nga.

C. Đức, Áo, I-ta-li-a.

D. Đức, Áo, Anh.

Câu 2: Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?

A. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau.

B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau.

C. Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau.

D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước.

Câu 3: Tại sao nói: “ Cách mạng tháng 10 Nga còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc ?”

A. Cách mạng giải quyết mâu thuẫn dân tộc.

B. Cách mạng đánh đuổi giặc ngoại xâm.

C. Cách mạng giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị.

D. Cách mạng giành độc lập cho giai cấp nông dân.

Câu 4: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

A. Mở ra một con đường giải phóng mới cho dân tộc Việt Nam.

B. Giải quyết thành công cuộc khủng hoảng.

C. Khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn với CNXH ở Việt Nam.

D. Tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng cộng sản ở Việt Nam .

Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng thành tựu về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII-XIX?

A. Thuyết vạn vật hấp dẫn.

B. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

C. Học thuyết tiến hóa.

D. Tiên đề Ơ-clít.

Câu 6: Nguyên nhân chính dẫn đến sự nở rộ của các trào lưu tư tưởng tiến bộ trong thế kỉ XVIII- XIX là

A. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế- xã hội.

B. Cuộc đấu tranh giữa quan hệ sản xuất phong kiến và tư bản chủ nghĩa.

C. Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển.

D. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển.

Câu 7: Một trong những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản là đã xuất hiện

A. nhiều công ty độc quyền và mở rộng xâm lược thuộc địa.

B. nhiều tổ chức yêu nước và cách mạng hoạt động sôi nổi.

C. trào lưu cải cách, duy tân ở nhiều địa phương trên cả nước.

D. các tổ chức chính trị bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Câu 8: Vào giữa thế kỉ XIX, để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện, chính quyền Nhật Bản đã có chủ trương gì?

A. Cầu cứu sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

B. Thiết lập chế độ Mạc phủ với những chính sách mới.

C. Tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ.

D. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.

Câu 9: Cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất của nhân dân Ấn Độ chống ách thống trị thực dân nửa cuối thế kỉ XIX là

A. cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Bắc Ấn Độ.

B. cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Trung Ấn Độ.

C. cuộc khởi nghĩa Xi-pay.

D. cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

Câu 10: Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi là

A. Đảng Quốc dân Đại hội (Đảng Quốc Đại).

B. Đảng Dân chủ.

C. Quốc dân đảng.

D. Đảng Cộng hòa.

Câu 11: Mạng lưới sông Mê Công có hình dạng gì?

A. Nan quạt.

B. Lông chim.

C. Xương cá.

D. Vòng cung.

Câu 12: Hai chi lưu chính của sông Mê Công là gì?

A. Sông Đà, sông Lô.

B. Sông Đà, sông Cả.

C. Sông Tiền, Sông Hậu.

D. Sông Mã, sông Chu.

Câu 13: Ở nước ta, nơi nào có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu?

A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.

B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.

C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.

D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 14: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm gì?

A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.

B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.

C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.

D. Liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nhóm đất feralit?

A. Thường được dùng để trồng lúa.

B. Hình thành trực tiếp tại các vùng đồi núi thấp.

C. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.

D. Đất có màu đỏ vàng đặc trưng.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đúng về hồ, đầm nước ta?

A. Hồ tự nhiên hình thành do lượng mưa lớn và nhiều vùng trũng.

B. Các hồ, đầm nước ta hoàn toàn do tự nhiên.

C. Nước ta có nhiều hồ nhân tạo.

D. Có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống.

Câu 17: Trước đây, biến đổi khí hậu diễn ra với tốc độ

A. rất chậm.

B. chậm.

C. nhanh.

D. rất nhanh.

Câu 18: Biện pháp sử dụng đất hợp lí ở vùng đồng bằng là gì?

A. Làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá.

B. Phát triển nông lâm kết hợp.

C. Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

D. Phát triển thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp.

Câu 19: Có thể hiểu, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiều năm, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do

A. các nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.

B. các nguyên nhân tự nhiên là chủ yếu.

C. tác động của con người tới môi trường.

D. ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Câu 20: Đất phèn ở nước ta có đặc điểm gì?

A. Là loại đất phù sa trung tính, ít chua; đất có màu nâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

B. Là loại đất hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày; đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.

C. Là loại đất được hình thành ở các vùng cửa sông, ven biển.

D. Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước.

Câu 21: Có ý kiến cho rằng: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hoá văn minh”? Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 22: Hãy nêu một số hành động cụ thể em có thể làm để ứng phó với biến đổi khí hậu.

----- HẾT -----

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.C

2.C

3.C

4.A

5.D

6.A

7.A

8.C

9.C

10.A

11.B

12.C

13.C

14.C

15.A

16.B

17.A

18.D

19.A

20.B

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Cách giải:

Phe Liên minh gồm Đức, Italy, Áo – Hung (1882).

Chọn C. Câu 2 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau ( Liên minh - Hiệp ước ) ở châu Âu, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị tiến hành chiến tranh thế giới là dấu hiệu chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng.

Chọn C. Câu 3 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào mục tiêu của cuộc cách mạng để giải thích.

Cách giải:

Trước cách mạng tháng Hai, có 100 dân tộc nằm dưới sự thống trị của đế quốc Nga, với cách mạng tháng Hai, đế quốc Nga bị lật đổ, chính phủ lâm thời được giai cấp tư sản thành lập, nước Nga trở thành nước Cộng hòa. Đến cách mạng tháng Mười (1917) thắng lợi, đã lật đổ hoàn toàn chính phủ lâm thời, đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga. Chính quyền Xo viết đươc thành lập. Như vậy, cách mạng tháng Mười Nga không chỉ lật đổ chế độ Nga hoàng mà còn giải phóng các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị. Chính vì thế, nó còn mang tính chất như một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Chọn C. Câu 4 (VD):

Phương pháp:

Phân tích, suy luận.

Cách giải:

-  Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc bởi đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thoát khỏi ách thống trị của Nga hoàng.

-  Đầu thế kỉ XX, Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước khi các con đường theo hệ tư tưởng phong kiến, dân chủ tư sản đều không thành công. Yêu cầu lịch sử đặt ra là phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới.

=> Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một con đường mới - con đường cách mạng vô sản, giải quyết sự khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

Chọn A. Câu 5 (TH):

Phương pháp:

Loại trừ.

Cách giải:

Những thành tựu về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII-XIX: Thuyết tiến hóa (Đác-uyn), các nghiên cứu về di truyền (Men-đen), bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Men-đê-lê-ép), tìm ra năng lượng phóng xạ (Pi-e Quy-ri) ... => Tiên đề Ơ-clít không phải thành tựu về khoa học tự nhiên. => Chọn D.

Chọn D. Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp thành công ở nhiều nước trên thế giới đã đánh dấu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế- xã hội, một hệ thống bao trùm thế giới. Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản chính là mảnh đất màu mỡ để các nhà tư tưởng cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về bản chất của nó. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự nở rộ của các trào lưu tư tưởng tiến bộ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Chọn A. Câu 7 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản.

Cách giải:

Một trong những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản là đã xuất hiện nhiều công ty độc quyền và mở rộng xâm lược thuộc địa.

Chọn A. Câu 8 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Cuộc Duy tân Minh Trị.

Cách giải:

Vào giữa thế kỉ XIX, để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện, chính quyền Nhật Bản đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ.

Chọn C. Câu 9 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Tình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ.

Cách giải:

Cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất của nhân dân Ấn Độ chống ách thống trị thực dân nửa cuối thế kỉ XIX là cuộc khởi nghĩa Xi-pay.

Chọn C.

Câu 10 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Tình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ.

Cách giải:

Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi là Đảng Quốc dân Đại hội (Đảng Quốc Đại).

Chọn A.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Thủy văn Việt Nam.

Cách giải:

Mạng lưới sông Mê Công có hình lông chim.

Chọn B.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Thủy văn Việt Nam.

Cách giải:

Hai chi lưu chính của sông Mê Công là sông Tiền, Sông Hậu.

Chọn C.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Khí hậu Việt Nam.

Cách giải:

Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là miền khí hậu phía Bắc vĩ tuyến 16 0 B.

Chọn C.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Khí hậu Việt Nam.

Cách giải:

Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm là xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô (nửa đầu mùa đông) hoặc lạnh ẩm (nửa cuối mùa đông).

Chọn C.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Thổ nhưỡng Việt Nam.

Cách giải:

Đất feralit có màu đỏ vàng đặc trưng, được hình thành ở vùng đồi núi thấp, có đặc tính chua, nghèo mùn và nhiều sét, thích hợp cho canh tác cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.

Cây lúa thích hợp nhất để trồng trên đất phù sa, không phải trên đất feralit.

=> Nhận xét A không đúng

Chọn A.

Câu 16 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Thủy văn Việt Nam.

Cách giải:

Do có lượng mưa lớn và nhiều vùng trũng có khả năng chứa nước nên Việt Nam có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Ngoài ra, nước ta còn có nhiều hồ nhân tạo (hồ thuỷ lợi, hồ thuỷ điện, hồ điều hoà,...). Hồ, đầm có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta.

Chọn B.

Câu 17 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Biến đổi khí hậu.

Cách giải:

Trước đây, biến đổi khí hậu diễn ra rất chậm trong một khoảng thời gian dài, nhưng có xu hướng tăng lên nhanh hơn trong những thập kỉ gần đây.

Chọn A.

Câu 18 (VD):

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức phần Thổ nhưỡng Việt Nam và liên hệ thực tế.

Cách giải:

Biện pháp sử dụng hợp lí đất vùng đồng bằng là phát triển thủy lợi và đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp.Phát triển thủy lợi (các hệ thống kênh rạch, mương dẫn nước, hồ chứa) góp phần cung cấp đủ nước tưới, hạn chế tình trạng hạn hán; đồng thời điều tiết nước vào mùa lũ tránh ngập úng; ở vùng đất nhiễm phèn nhiễm mặn thủy lợi (nước ngọt) đóng vai trò quan trọng để thau chua rửa mặn cải tạo đất nông nghiệp.

-   Nguồn nước phong phú cũng là điều kiện thuận lợi cho tiến hành thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật cho năng suất cao…. Chọn D.

Câu 19 (VD):

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức Địa lí về Biến đổi khí hậu.

Cách giải:

Có nhiều khái niệm khác nhau về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có thể hiểu, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiều năm, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do các nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.

Chọn A.

Câu 20 (VD):

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức phần Thổ nhưỡng Việt Nam.

Cách giải:

Đất phèn ở nước ta là loại đất hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày; đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.

Chọn B.

Câu 21 (TH):

Phương pháp:

Nêu quan điểm.

Cách giải:

Gợi ý:

Em không đồng ý với ý kiến đó, vì

-  Mục đích các nước phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để xâm lược và mở rộng thị trường

-  Các chính sách cai trị, bóc lột và hành động xâm lược của các nước thực dân đã tạo nên các phong trào đấu tranh ở các nước.

Câu 22 (VD):

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức Biến đổi khí hậu và liên hệ thực tiễn.

Cách giải:

*Gợi ý:

Một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu:

-  Tham gia ngày vì môi trường do trường học hoặc xã/phường/thị trấn tổ chức

-  Tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày.

-  Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than, rơm rạ, đốt rác,…

-  Thu gom phế liệu (giấy, chai lọ,…) để tái chế.

-  Hạn chế sử dụng túi ni-lông; tăng cường sử dụng các loại túi làm từ nguyên liệu giấy, vải,…

-  Sử dụng các phương tiện công cộng (xe bus,…) để tới trường.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 3