Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều - Đề số 8
Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách cánh diều đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TRÀNG GIANG
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Huy Cận, Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương án nào thể hiện đúng và đầy đủ nhất ý nghĩa nhan đề “Tràng giang”?
A. Tên riêng của dòng sông
B. Dòng sông dài
C. Dòng sông rộng
D. Dòng sông dài và rộng
Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng nhất khi nói đến hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong hai câu thơ sau:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
A. Câu thơ sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh, đặc điểm của đối tượng.
B. Câu thơ kết hợp những từ trái ngược về mặt logic để tạo ra hiệu quả “lạ hóa” đối tượng.
C. Câu thơ đã thêm nét nghĩa mới cho từ.
D. Bổ sung chức năng mới của dấu câu.
Câu 3. Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong dòng thơ nào dưới đây của bài Tràng giang có sự tương đồng với dòng thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử?
A. Mênh mông không một chuyến đò ngang
B. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
C. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
D. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Câu 4. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tràng giang là gì?
A. Nỗi tuyệt vọng
C. Nỗi băn khoăn
B. Nỗi cay đắng
D. Nỗi buồn
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong bài thơ mà em thấy rõ nhất.
Câu 6. Vì sao có thể nói: Nỗi “buồn điệp điệp” ngấm sâu vào thế giới hình ảnh trong khổ 1?
Câu 7. Dòng thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có thể có mấy cách hiểu? Cách hiểu của em là gì? Vì sao?
Câu 8. Trong sự so sánh với các khổ thơ khác, cách chấm câu ở khổ 3 có gì đặc biệt? Phân tích ý nghĩa của cách chấm câu này.
Câu 9. Sự xuất hiện của tâm trạng “nhớ nhà” trong dòng kết của bài thơ có phù hợp với sự vận động của cấu tứ không?
II. VIẾT:
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang của Huy Cận.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1 (0.25đ) |
Câu 2 (0.25đ) |
Câu 3 (0.25đ) |
Câu 4 (0.25đ) |
D |
A |
B |
D |
Câu 1. Phương án nào thể hiện đúng và đầy đủ nhất ý nghĩa nhan đề “Tràng giang”? A. Tên riêng của dòng sông B. Dòng sông dài C. Dòng sông rộng D. Dòng sông dài và rộng |
Phương pháp:
Đọc kĩ nhan đề và toàn bộ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa nhan đề “Tràng giang”: Dòng sông dài và rộng
→ Đáp án: D
Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng nhất khi nói đến hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong hai câu thơ sau: “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” A. Câu thơ sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh, đặc điểm của đối tượng. B. Câu thơ kết hợp những từ trái ngược về mặt logic để tạo ra hiệu quả “lạ hóa” đối tượng. C. Câu thơ đã thêm nét nghĩa mới cho từ. D. Bổ sung chức năng mới của dấu câu. |
Phương pháp:
Đọc kĩ hai câu thơ
Nhớ lại kiến thức về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường
Lời giải chi tiết:
Câu thơ sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh, đặc điểm của đối tượng
→ Đáp án: A
Câu 3. Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong dòng thơ nào dưới đây của bài Tràng giang có sự tương đồng với dòng thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử? A. Mênh mông không một chuyến đò ngang B. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả C. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu D. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc |
Phương pháp:
Đọc kĩ hai câu thơ của Hàn Mặc Tử
Lời giải chi tiết:
Mối quan hệ giữa các hình ảnh: Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả có sự tương đồng với dòng thơ của Hàn Mặc Tử
→ Đáp án: B
Câu 4. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tràng giang là gì? A. Nỗi tuyệt vọng C. Nỗi băn khoăn B. Nỗi cay đắng D. Nỗi buồn |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Chú ý một số hình ảnh tiêu biểu
Lời giải chi tiết:
Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tràng giang là: Nỗi buồn
→ Đáp án: D
Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong bài thơ mà em thấy rõ nhất. |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự lựa chọn một biện pháp tu từ em muốn trình bày. Có lý giải hợp lý.
Biện pháp đảo ngữ : Củi một cành khô lạc mấy dòng. Tác dụng: Vừa là hình ảnh thực rất đời thường, vừa gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, bơ vơ. Thi liệu và cảm xúc vừa cổ điển, vừa mới mẻ thể hiện một “cái tôi” lạc lõng, với một nỗi buồn triền miên, lan tỏa.
Câu 6. Vì sao có thể nói: Nỗi “buồn điệp điệp” ngấm sâu vào thế giới hình ảnh trong khổ 1? |
Phương pháp giải
Đọc văn bản, suy luận.
Lời giải chi tiết
Gợi ý: Đứng trước cảnh vật rộng lớn, bao la con người cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong đó. Từ đó nỗi buồn ngấm sâu vào mọi hình ảnh trong khổ 1.
Câu 7. Dòng thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có thể có mấy cách hiểu? Cách hiểu của em là gì? Vì sao? |
Phương pháp giải
Phân tích, lý giải.
Lời giải chi tiết
Học sinh đưa ra suy nghĩ của mình, có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
- Có hai cách hiểu:
+ Cách 1: Phủ định không có tiếng làng xa nào.
+ Cách 2: Ở đâu đó có tiếng làng xa vãn chợ chiều.
- Em hiểu theo cách 2, tác giả đã gợi ra không gian không xác định. Từ đó gợi lên cảm xúc buồn bã, cô đơn, thiếu vắng đi sự xuất hiện của con người.
Câu 8. Trong sự so sánh với các khổ thơ khác, cách chấm câu ở khổ 3 có gì đặc biệt? Phân tích ý nghĩa của cách chấm câu này. |
Phương pháp
Phân tích, lý giải.
Lời giải chi tiết
Học sinh đưa ra suy nghĩ của mình, có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
- Khổ 3:
+ Ở cuối mỗi dòng thơ đều có dấu chấm để ngắt hết một ý.
→ Tất cả gộp lại tạo thành bức tranh gợi về số phận nổi trôi, bơ vơ, bất hạnh, cô đơn của kiếp người trong xã hội cũ.
Câu 9. Sự xuất hiện của tâm trạng “nhớ nhà” trong dòng kết của bài thơ có phù hợp với sự vận động của cấu tứ không? |
Phương pháp
Phân tích, lý giải.
Lời giải chi tiết
Gợi ý:
Sự xuất hiện của tâm trạng này có phù hợp vì toàn bài thơ là nỗi buồn da diết tha thiết, sự cô đơn lạc lõng trước sự rộng lớn, bao la. Từ đó tác giả thể hiện tâm trạng nhớ nhà da diết, tâm trạng chung của những người con xa quê.
PHẦN II – LÀM VĂN ( 4 điểm)
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang của Huy Cận.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận có kết hợp các phương thức biểu đạt khác.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (Bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang)
2. Thân bài:
a. Tràng giang là bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển
- Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện ở sự hùng vĩ, rợn ngợi của “trời rộng - sông dài’’.
- Dòng sông mênh mang, chảy dài trong không gian vắng lặng, bát ngát.
- Những con sóng lớp lớp nối dài như nỗi buồn miên man không đứt.
- Song song với chiếc thuyền như buông trôi, phó mặc cho cuộc đời là nỗi buồn “điệp điệp” gợi niềm chia biệt.
- Cảnh ở đây sầu từ “con thuyền", “cành củi khô”, “dòng nước” đến "sóng”, “bờ xanh - bãi vàng’’ đều cô liêu, đều mang nỗi sầu lớn: bao nhiêu ngả nước, bấy nhiêu ngả sầu, sầu miên man bất tận.
- Không gian mở rộng theo chiều kích về độ cao, rộng, sâu. Những hình ảnh đơn sơ bằng nét vẽ tinh tế giàu sắc thái cổ điển mà vẫn mới mẻ.
- Thiên nhiên mang vẻ đẹp sâu lắng được đặt trong không gian sông nước lặng lẽ và rợn ngợp được khúc xạ qua tâm hồn thi sĩ.
b. Thiên nhiên được khúc xạ qua tâm hồn thi sĩ.
- Nỗi buồn của Huy Cận miên man không dứt như sông nước mênh mang bất tận, theo sông nước lan tỏa rất xa. Thấm đượm trong cảnh vật là một linh hồn “mang mang thiên cổ sầu”.
- Thiên nhiên được khúc xạ qua tâm hồn lãng mạn, mang nỗi buồn của thi sĩ.
- Cái đẹp hiện lên qua tâm hồn thảng thốt của thi nhân:
- Nếu trong “Đây mùa thu tới” nỗi buồn tỏa ra từ nỗi cô đơn, quạnh vắng, “Đây thôn Vĩ Dạ” nỗi buồn nhè nhẹ được cất lên từ ý thức sợ bị lãng quên của nhà thơ, thì “Tràng giang” là nỗi niềm “nhớ nhà” - nhớ một chốn quê hương mà phải chàng đây là hình ảnh Đất Nước bị khuất lấp đâu đó trong màn đêm nô lệ?
III. Kết bài: Tổng kết vấn đề.