Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1 TN — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Cánh diều


Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1 TN

Đề bài

Câu 1 :

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Nguyễn Du

  • C.

    Tô Hoài

  • D.

    Phạm Tiến Duật

Câu 2 :

Tên khai sinh của Tô Hoài là gì?

  • A.

    Nguyễn Sen

  • B.

    Nguyễn Tuân

  • C.

    Nguyễn Huy Tưởng

  • D.

    Nguyễn Siêu

Câu 3 :

Tô Hoài viết văn từ khi nào?

  • A.

    Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

  • B.

    Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

  • C.

    Trong kháng chiến chống Mỹ

  • D.

    Khi đất nước thống nhất

Câu 4 :

Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

  • A.

    Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt

  • B.

    Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp

  • C.

    Cái đầu nổi từng tảng rất bướng

  • D.

    Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ

Câu 5 :

Chi tiết thể hiện sự khinh thường bạn của Dế Mèn?

  • A.

    Gọi bạn là chú mày

  • B.

    Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình

  • C.

    Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ

  • D.

    Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc

Câu 6 :

Nhận xét sau đúng hay sai?

Ẩn dụ và hoán dụ đều có tác dụng làm tăng tính chân thật cho lời văn, biểu đạt cảm xúc

Đúng
Sai
Câu 7 :

Hoán dụ là gì?

  • A.

    Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

  • B.

    Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác

  • C.

    Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 8 :

Hình ảnh của Lượm hiện lên thế nào khi chú bé hi sinh?

  • A.

    Đau đớn

  • B.

    Sợ hãi

  • C.

    Anh dũng

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Câu 9 :

An-đéc-xen là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XV, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 10 :

‌‌ Viết‌ ‌bài‌ ‌văn‌ ‌kể‌ ‌lại‌ ‌một‌ ‌trải‌ ‌nghiệm‌ đáng nhớ ‌được‌ ‌hiểu‌ ‌là:‌ ‌

  • A.

    ‌Kể‌ ‌về‌ ‌diễn‌ ‌biến‌ ‌của‌ ‌sự‌ ‌việc‌ ‌mà‌ ‌mình‌ ‌đã‌ ‌trải‌ ‌qua‌ ‌và‌ ‌để‌ ‌lại‌ ‌nhiều‌ ‌ấn‌ ‌tượng‌ ‌cảm‌ ‌xúc.‌ ‌

  • B.

    ‌Kể‌ ‌về‌ ‌diễn‌ ‌biến‌ ‌của‌ ‌sự‌ ‌việc‌ ‌mà‌ ‌người‌ ‌thân‌ ‌đã‌ ‌trải‌ ‌qua‌ ‌và‌ ‌để‌ ‌lại‌ ‌nhiều‌ ‌ấn‌ ‌tượng‌ ‌cảm‌ ‌xúc.‌ ‌

  • C.

    ‌Kể‌ ‌về‌ ‌diễn‌ ‌biến‌ ‌của‌ ‌sự‌ ‌việc‌ ‌mà‌ ‌người‌ ‌khác‌ ‌trải‌ ‌qua‌ ‌đã‌ ‌trải‌ ‌qua‌ ‌và‌ ‌kể‌ ‌lại‌ ‌cho‌ ‌em‌ ‌để‌ ‌lại‌ ‌nhiều‌ ‌ấn‌ ‌tượng‌ ‌cảm‌ ‌xúc.‌ ‌

  • D.

    Cả ba phương án trên

Câu 11 :

Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?

  • A.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

  • B.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

  • C.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

  • D.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Câu 12 :

Văn bản Lượm được viết trong thời kỳ nào?

  • A.

    Trước CMT8

  • B.

    Trong kháng chiến chống Pháp

  • C.

    Trong kháng chiến chống Mỹ

  • D.

    Khi đất nước hòa bình

Câu 13 :

Yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?

  • A.

    Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm

  • B.

    Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu

  • C.

    Biện pháp so sánh

  • D.

    Gồm 3 ý trên

Câu 14 :

Ẩn dụ và hoán dụ là một biện pháp nghệ thuật giống nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 15 :

Cụm danh từ là gì?

  • A.

    Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ

  • B.

    Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

  • C.

    Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 16 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản”.

Đúng
Sai
Câu 17 :

Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?

  • A.

    Việt Bắc

  • B.

    Đêm nay Bác không ngủ

  • C.

    Sáng tháng năm

  • D.

    Mẹ Suốt

Câu 18 :

Ai là tác giả bài thơ Lượm?

  • A.

    Huy Cận

  • B.

    Tế Hanh

  • C.

    Tố Hữu

  • D.

    Xuân Diệu

Câu 19 :

Trong câu thơ dưới đây, sử dụng biện pháp hoán dụ mượn bộ phận để nói cái toàn thể, đúng hay sai?

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Đúng
Sai
Câu 20 :

“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"

(Cô bé bán diêm)

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

  • A.

    Khao khát tình thương của bà trao cho.

  • B.

    Muốn được trường sinh bất tử.

  • C.

    Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

  • D.

    Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.

Câu 21 :

Xác định các từ ngữ hoán dụ trong ví dụ dưới đây:

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày.

( Covid nhanh đi đi – Huyền Tâm Môn)

Áo trắng

Đôi vai

Niềm tin

Câu 22 :

Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?

  • A.

    Em mơ về một mái ấm gia đình.

  • B.

    Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa.

  • C.

    Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm.

  • D.

    Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình.

Câu 23 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, em phải kể các sự việc theo trình tự diễn ra”

Đúng
Sai
Câu 24 :

Bài học đường đời đầu tiên được trích từ?

  • A.

    Đất rừng phương Nam

  • B.

    Quê ngoại

  • C.

    Dế Mèn phiêu lưu kí

  • D.

    Tuyển tập Tô Hoài

Câu 25 :

Trong câu “Nó là chân sút cừ của đội bóng” từ “chân sút cừ” sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 26 :

Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?

Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống

  • A.

    Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

  • B.

    Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng

  • C.

    Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng

  • D.

    Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể

Câu 27 :

Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ?

  • A.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

  • B.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

  • C.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

  • D.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Câu 28 :

Bài thơ có câu “Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt gần cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 29 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo trình tự phù hợp của dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên).

Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khát quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.

Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong đoạn thơ

Câu 30 :

Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?

"Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi ấm!", nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm".

(Cô bé bán diêm)

  • A.

    Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết.

  • B.

    Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.

  • C.

    Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.

  • D.

    Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Nguyễn Du

  • C.

    Tô Hoài

  • D.

    Phạm Tiến Duật

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài

Câu 2 :

Tên khai sinh của Tô Hoài là gì?

  • A.

    Nguyễn Sen

  • B.

    Nguyễn Tuân

  • C.

    Nguyễn Huy Tưởng

  • D.

    Nguyễn Siêu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen

Câu 3 :

Tô Hoài viết văn từ khi nào?

  • A.

    Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

  • B.

    Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

  • C.

    Trong kháng chiến chống Mỹ

  • D.

    Khi đất nước thống nhất

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 4 :

Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

  • A.

    Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt

  • B.

    Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp

  • C.

    Cái đầu nổi từng tảng rất bướng

  • D.

    Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn

Câu 5 :

Chi tiết thể hiện sự khinh thường bạn của Dế Mèn?

  • A.

    Gọi bạn là chú mày

  • B.

    Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình

  • C.

    Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ

  • D.

    Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Dế Mèn thể hiện sự khinh thường bạn khi gọi bạn là chú mày

Câu 6 :

Nhận xét sau đúng hay sai?

Ẩn dụ và hoán dụ đều có tác dụng làm tăng tính chân thật cho lời văn, biểu đạt cảm xúc

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc chứ không phải tính chân thực.

Câu 7 :

Hoán dụ là gì?

  • A.

    Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

  • B.

    Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác

  • C.

    Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Câu 8 :

Hình ảnh của Lượm hiện lên thế nào khi chú bé hi sinh?

  • A.

    Đau đớn

  • B.

    Sợ hãi

  • C.

    Anh dũng

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lượm đã hi sinh một cách anh dũng khi em đang làm nhiệm vụ và trúng đạn của giặc

Câu 9 :

An-đéc-xen là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XV, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ông là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XIX

Câu 10 :

‌‌ Viết‌ ‌bài‌ ‌văn‌ ‌kể‌ ‌lại‌ ‌một‌ ‌trải‌ ‌nghiệm‌ đáng nhớ ‌được‌ ‌hiểu‌ ‌là:‌ ‌

  • A.

    ‌Kể‌ ‌về‌ ‌diễn‌ ‌biến‌ ‌của‌ ‌sự‌ ‌việc‌ ‌mà‌ ‌mình‌ ‌đã‌ ‌trải‌ ‌qua‌ ‌và‌ ‌để‌ ‌lại‌ ‌nhiều‌ ‌ấn‌ ‌tượng‌ ‌cảm‌ ‌xúc.‌ ‌

  • B.

    ‌Kể‌ ‌về‌ ‌diễn‌ ‌biến‌ ‌của‌ ‌sự‌ ‌việc‌ ‌mà‌ ‌người‌ ‌thân‌ ‌đã‌ ‌trải‌ ‌qua‌ ‌và‌ ‌để‌ ‌lại‌ ‌nhiều‌ ‌ấn‌ ‌tượng‌ ‌cảm‌ ‌xúc.‌ ‌

  • C.

    ‌Kể‌ ‌về‌ ‌diễn‌ ‌biến‌ ‌của‌ ‌sự‌ ‌việc‌ ‌mà‌ ‌người‌ ‌khác‌ ‌trải‌ ‌qua‌ ‌đã‌ ‌trải‌ ‌qua‌ ‌và‌ ‌kể‌ ‌lại‌ ‌cho‌ ‌em‌ ‌để‌ ‌lại‌ ‌nhiều‌ ‌ấn‌ ‌tượng‌ ‌cảm‌ ‌xúc.‌ ‌

  • D.

    Cả ba phương án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Kể‌ ‌lại‌ ‌một‌ ‌trải‌ ‌nghiệm‌ ‌của‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌là‌ ‌kiểu‌ ‌bài‌ ‌trong‌ ‌đó‌ ‌người‌ ‌viết‌ ‌kể‌ ‌về‌ ‌diễn‌ ‌biến‌ ‌của‌ ‌sự‌ ‌việc‌ ‌mà‌ ‌mình‌ ‌đã‌ ‌trải‌ ‌qua‌ ‌để‌ ‌lại‌ ‌nhiều‌ ‌ấn‌ ‌tượng‌ ‌cảm‌ ‌xúc.‌ ‌

Câu 11 :

Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?

  • A.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

  • B.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

  • C.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

  • D.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

Câu 12 :

Văn bản Lượm được viết trong thời kỳ nào?

  • A.

    Trước CMT8

  • B.

    Trong kháng chiến chống Pháp

  • C.

    Trong kháng chiến chống Mỹ

  • D.

    Khi đất nước hòa bình

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 1946, diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và Pháp tại Huế, đến tháng 2 năm 1947 quân ta chuyển địa điểm lên chiến khu. Tại thời điểm này, nhà thơ Tố Hữu vừa từ Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm. Không lâu sau đó, trong một chuyến công tác, nhà thơ hay tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường làm nhiệm vụ. Xúc động, nhớ thương trước chú bé liên lạc nhỏ bé mà can trường này, ông đã sáng tác nên bài thơ. => Thời kỳ chống Pháp.

Câu 13 :

Yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?

  • A.

    Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm

  • B.

    Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu

  • C.

    Biện pháp so sánh

  • D.

    Gồm 3 ý trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ láy cùng phép so sánh gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên.

Câu 14 :

Ẩn dụ và hoán dụ là một biện pháp nghệ thuật giống nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết so sánh ẩn dụ và hoán dụ

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp nghệ thuật khác nhau.

Câu 15 :

Cụm danh từ là gì?

  • A.

    Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ

  • B.

    Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

  • C.

    Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cụm danh từ là một tôt hợp từ có ý nghĩa chi tiết hơn danh từ.

Câu 16 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản

Câu 17 :

Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?

  • A.

    Việt Bắc

  • B.

    Đêm nay Bác không ngủ

  • C.

    Sáng tháng năm

  • D.

    Mẹ Suốt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ

Câu 18 :

Ai là tác giả bài thơ Lượm?

  • A.

    Huy Cận

  • B.

    Tế Hanh

  • C.

    Tố Hữu

  • D.

    Xuân Diệu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tố Hữu là tác giả bài thơ Lượm

Câu 19 :

Trong câu thơ dưới đây, sử dụng biện pháp hoán dụ mượn bộ phận để nói cái toàn thể, đúng hay sai?

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xét tính xác đáng của câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Mượn hình ảnh bàn tay để chỉ sức lao động của con người.

Câu 20 :

“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"

(Cô bé bán diêm)

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

  • A.

    Khao khát tình thương của bà trao cho.

  • B.

    Muốn được trường sinh bất tử.

  • C.

    Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

  • D.

    Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ mộng tưởng trên và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Mộng tưởng trên thể hiện khao khát muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

Câu 21 :

Xác định các từ ngữ hoán dụ trong ví dụ dưới đây:

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày.

( Covid nhanh đi đi – Huyền Tâm Môn)

Áo trắng

Đôi vai

Niềm tin

Đáp án

Áo trắng

Đôi vai

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phân biệt ẩn dụ và hoán dụ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày: từ ngữ áo trắng đôi vai trong ví dụ trên đều là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể (những y, bác sĩ đang trong tuyến đầu chống đại dịch Covid tại Việt Nam)

Câu 22 :

Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?

  • A.

    Em mơ về một mái ấm gia đình.

  • B.

    Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa.

  • C.

    Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm.

  • D.

    Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình là ý nói đúng về mộng tưởng trong lần quẹt diêm thứ nhất.

Câu 23 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, em phải kể các sự việc theo trình tự diễn ra”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, em phải kể các sự việc theo trình tự diễn ra.

Câu 24 :

Bài học đường đời đầu tiên được trích từ?

  • A.

    Đất rừng phương Nam

  • B.

    Quê ngoại

  • C.

    Dế Mèn phiêu lưu kí

  • D.

    Tuyển tập Tô Hoài

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Bài học đường đời đầu tiên” (tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

Câu 25 :

Trong câu “Nó là chân sút cừ của đội bóng” từ “chân sút cừ” sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức ẩn dụ và hoán dụ

Lời giải chi tiết :

“Chân sút cừ” biện pháp hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể, lấy hình ảnh chân sút để chỉ cả một cá nhân.

Câu 26 :

Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?

Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống

  • A.

    Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

  • B.

    Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng

  • C.

    Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng

  • D.

    Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu hoán dụ

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên sử dụng phép hoán dụ lấy bộ phận (trái tim và khối óc) để chỉ toàn thể (con người).

Câu 27 :

Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ?

  • A.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

  • B.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

  • C.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

  • D.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hoán dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

Câu 28 :

Bài thơ có câu “Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt gần cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem luận điểm cuối phần thân bài

Lời giải chi tiết :

Câu nói thể hiện sự xúc động của tác giả trước sự mất mát to lớn, sự hi sinh của Lượm

Câu 29 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo trình tự phù hợp của dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên).

Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khát quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.

Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong đoạn thơ

Đáp án

Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khát quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.

Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong đoạn thơ

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên).

Lời giải chi tiết :

Mở bài: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khát quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

Thân bài:

- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.

- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong đoạn thơ.

Kết bài: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên).

Câu 30 :

Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?

"Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi ấm!", nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm".

(Cô bé bán diêm)

  • A.

    Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết.

  • B.

    Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.

  • C.

    Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.

  • D.

    Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát khi em đốt cháy những que diêm.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 7
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 8
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 9
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 10
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1 TN
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2 TN
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3 TN
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4