Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 11 — Không quảng cáo

Đề thi văn 7, đề kiểm tra văn 7 kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi giữa kì 2 Văn 7 - Kết nối tri thức


Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 11

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Đề thi giữa kì 2 Văn 7 bộ sách kết nối tri thức đề số 11 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Câu 1

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Đọc văn bản sau:

MÈO LẠI HOÀN MÈO

Ngày xưa có một người nuôi một con mèo. Nghĩ con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi không có loài nào hơn nữa, mới đặt tên cho nó là “Trời”.

Một hôm, có một ông khách đến chơi, thấy sự lạ mới hỏi rằng:

- Sao ông lại dám gọi nó là con “Trời”?

Chủ nhà đáp:

- Con mèo của tôi quý hóa có một không hai. Gọi nó là con mèo thì không được. Phải gọi là con "Trời” mới xứng đáng, vì không ai hơn được “Trời”.

Ông khách hỏi:

- Thế mây chẳng che được trời là gì?

Chủ nhà bảo:

- Thế thì tôi gọi nó là con Mây!

Khách lại hỏi:

- Thế nhưng gió lại đuổi được mây!

Chủ nhà lại bảo:

- Thế thì gọi nó là con Gió!

- Thế nhưng thành lại cản được gió?

- Thì tôi gọi nó là con Thành.

- Thế nhưng chuột lại khoét được thành!

- Thế thì tôi gọi nó là con Chuột.

- Thế nhưng mèo lại bắt được chuột!

Chủ nhà nghĩ ngợi rồi bảo:

- Thì tôi lại cứ gọi nó là con Mèo như hôm trước vậy.

Ông khách vỗ tay cười:

- Thế có phải là “Mèo lại hoàn mèo” như câu tục ngữ ta vẫn thường nói không?

(Theo https://truyendangian.com )

Câu 1. Văn bản Mèo lại hoàn mèo thuộc thể loại gì?

A. Truyện cổ tích.

B. Truyện ngụ ngôn.

C. Thần thoại.

D. Truyền thuyết.

Câu 2. Văn bản Mèo lại hoàn mèo có những nhân vật nào?

A. Chủ nhà, ông khách, Gió, Mây.

C. Chủ nhà, ông khách, con mèo.

Câu 3. Trong văn bản Mèo lại hoàn mèo, con mèo được đặt tên theo thứ tự nào?

A. Trời, Mây, Gió, Thành, Mèo, Chuột.

C. Trời, Gió, Thành, Mèo, Chuột, Mây.

B. Mây, Gió, Thành, Mèo, Chuột, Mèo.

D. Trời, Mây, Gió, Thành, Chuột, Mèo.

Câu 4. Theo văn bản, tại sao chủ nhà lại đặt tên cho con mèo là “Trời”?

A. Vì thích tên gọi là “Trời”.

B. Vì nghĩ rằng không có tên gọi nào phù hợp hơn.

C. Vì nghĩ rằng con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi.

D. Vì cho rằng con mèo giống trời.

D. Con mèo, Thành, Mây, Gió.

Câu 5. Vì sao ông khách lại thắc mắc khi thấy chủ nhà gọi con mèo là con “Trời”?

A. Vì thấy tên gọi đó không đẹp.

B. Vì thấy tên gọi đó không đúng với lẽ tự nhiên.

C. Vì thấy chủ nhà quá khiêm tốn.

D. Vì thấy chủ nhà quá huênh hoang.

Câu 6. Theo em, tại sao ông khách lại liên tiếp phủ định những tên được đặt cho con mèo?

A. Vì muốn chủ nhà nhận ra sự vô lí trong việc đặt tên.

B. Vì thấy mấy tên đó không đẹp.

C. Vì muốn trêu đùa chủ nhà.

D. Vì muốn chủ nhà đặt tên theo cách của ông.

Câu 7. Qua văn bản, em thấy chủ nhà là người như thế nào?

Câu 8. Vì sao cuối cùng chủ nhà lại gọi tên là con Mèo?

Câu 9. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong văn bản trên?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Em hãy viết bài văn kể về sự việc liên quan đến một nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích

Câu 2

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

B

C

D

C

B

A

Câu 1 (0.5 điểm)

Văn bản Mèo lại hoàn mèo thuộc thể loại gì?

A. Truyện cổ tích.

B. Truyện ngụ ngôn.

C. Thần thoại.

D. Truyền thuyết.

Phương pháp:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Truyện ngụ ngôn

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.5 điểm)

Văn bản Mèo lại hoàn mèo có những nhân vật nào?

A. Chủ nhà, ông khách, Gió, Mây.

B. Trời, Mây, Thành, Gió

C. Chủ nhà, ông khách, con mèo.

D. Con mèo, Thành, Mây, Gió

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Các nhân vật gồm: chủ nhà, ông khách, con mèo

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm)

Trong văn bản Mèo lại hoàn mèo, con mèo được đặt tên theo thứ tự nào?

A. Trời, Mây, Gió, Thành, Mèo, Chuột.

B. Mây, Gió, Thành, Mèo, Chuột, Mèo.

C. Trời, Gió, Thành, Mèo, Chuột, Mây.

D. Trời, Mây, Gió, Thành, Chuột, Mèo.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Thứ tự đặt tên: Trời, Mây, Gió, Thành, Chuột, Mèo

=> Đáp án: D

Câu 4 (0.5 điểm)

Theo văn bản, tại sao chủ nhà lại đặt tên cho con mèo là “Trời”?

A. Vì thích tên gọi là “Trời”.

B. Vì nghĩ rằng không có tên gọi nào phù hợp hơn.

C. Vì nghĩ rằng con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi.

D. Vì cho rằng con mèo giống trời.

D. Vì cho rằng con mèo giống người

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Vì nghĩ rằng con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.5 điểm)

Vì sao ông khách lại thắc mắc khi thấy chủ nhà gọi con mèo là con “Trời”?

A. Vì thấy tên gọi đó không đẹp.

B. Vì thấy tên gọi đó không đúng với lẽ tự nhiên.

C. Vì thấy chủ nhà quá khiêm tốn.

D. Vì thấy chủ nhà quá huênh hoang.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Vì thấy tên gọi đó không đúng với lẽ tự nhiên

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.5 điểm)

Theo em, tại sao ông khách lại liên tiếp phủ định những tên được đặt cho con mèo?

A. Vì muốn chủ nhà nhận ra sự vô lí trong việc đặt tên.

B. Vì thấy mấy tên đó không đẹp.

C. Vì muốn trêu đùa chủ nhà.

D. Vì muốn chủ nhà đặt tên theo cách của ông.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Vì muốn chủ nhà nhận ra sự vô lí trong việc đặt tên

=> Đáp án: A

Câu 7 (0.5 điểm)

Qua văn bản, em thấy chủ nhà là người như thế nào?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

HS nhận xét được đặc điểm nhân vật chủ nhà trong truyện là người thiếu hiểu biết, có tầm nhìn hạn hẹp…

Câu 8 (0.5 điểm)

Vì sao cuối cùng chủ nhà lại gọi tên là con Mèo?

Phương pháp:

Phân tích

Lời giải chi tiết:

Vì chủ nhà đã nhận ra sự vô lí khi gọi tên con vật không đúng với tên gọi của nó

Câu 9 (1.0 điểm)

Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong văn bản trên?

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

VD: Mỗi người, mỗi vật nên biết đúng vị trí của mình, không nên thay đổi lẽ tự nhiên… hoặc cần biết lượng sức mình để có thái độ khiêm tốn, đúng mực trong cuộc sống…

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Em hãy viết bài văn kể về sự việc liên quan đến một nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích.

Phương pháp:

Căn cứ các bài học về văn tự sự, kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Về kỹ năng, hình thức:

- Học sinh viết đúng kiểu bài kể về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

- Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ. Không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp.

Về nội dung:

1. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật muốn kể.

Ví dụ: Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một người như vậy.

2. Thân bài: Kể lại những sự kiện.

Ví dụ:

- Kim Đồng là một người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu.

- Từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc.

- Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm trên đường làm nhiệm vụ.

- Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi.

- Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.

3. Kết bài: Suy nghĩ của người kể chuyện.

Ví dụ: Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 7
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 8
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 9
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 10
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 11
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 12
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 13
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 3