Đề thi học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 13 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 - Chân trời sáng tạo Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Chân trời sáng tạo


Đề thi học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 13

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Đề thi học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 13

Đề bài

Câu 1 :

Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

  • A.
    Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao kinh tế.
  • B.
    Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
  • C.
    Tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • D.
    Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
Câu 2 :

Thế nào là nhiên liệu?

  • A.
    Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng.
  • B.
    Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
  • C.
    Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
  • D.
    Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.
Câu 3 :

Lứa tuổi từ 11-15 tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là

  • A.
    chất béo.
  • B.
    protein.
  • C.
    calcium.
  • D.
    carbohydrate.
Câu 4 :

Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì?

  • A.
    iodine (iot).
  • B.
    calcium (canxi).
  • C.
    zinc (kẽm).
  • D.
    phosphorus (photpho).
Câu 5 :

Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được

  • A.
    Dung dịch.
  • B.
    Huyền phù.
  • C.
    Dung môi.
  • D.
    Nhũ tương.
Câu 6 :

Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là

  • A.
    Áo sơ mi.
  • B.
    Bút chì.
  • C.
    Viên kim cương.
  • D.
    Đôi giày.
Câu 7 :

: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

  • A.
    Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
  • B.
    Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
  • C.
    Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
  • D.
    Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.
Câu 8 :

Trong các chất sau, chất nào ở thể rắn?

  • A.
    Muối ăn.
  • B.
    Nước.
  • C.
    Oxygen.
  • D.
    Cồn.
Câu 9 :

Trong các nguồn gây ô nhiễm không khí: Hoạt động của núi lửa, khí thải nhà máy, khí thải động cơ, đốt rác thải. Nguồn gây ô nhiễm không khí từ tự nhiên là:

  • A.
    Hoạt động của núi lửa.
  • B.
    Khí thải nhà máy.
  • C.
    Khí thải động cơ.
  • D.
    Đốt rác thải
Câu 10 :

Tỉ lệ S/V lớn có tác dụng gì với vi khuẩn?

  • A.
    Tế bào phân chia ít lần hơn nhưng số lượng nhiều hơn.
  • B.
    Tế bào có thể rút ngắn thời gian phân chia.
  • C.
    Tế bào nhanh được thay mới hơn nhưng tốc độ sinh trưởng chậm hơn.
  • D.
    Tế bào sinh trường nhanh, phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.
Câu 11 :

Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?

  • A.
    Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.
  • B.
    Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết.
  • C.
    Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau.
  • D.
    Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau.
Câu 12 :

Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

  • A.
    Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
  • B.
    Tham gia trao đổi chất với môi trường.
  • C.
    Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
  • D.
    Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng.
Câu 13 :

Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì?

  • A.
    Tham gia trao đổi chất với môi trường.
  • B.
    Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
  • C.
    Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
  • D.
    Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào.
Câu 14 :

Các sinh vật dưới đây, sinh vật nào có cấu tạo từ tế bào nhân thực?

  • A.
    Cây cà chua.
  • B.
    Vi khuẩn E.coli.
  • C.
    Trùng roi.
  • D.
    Tảo silic.
Câu 15 :

Cây lớn lên nhờ:

  • A.
    Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
  • B.
    Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
  • C.
    Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
  • D.
    Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.
Câu 16 :

Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

  • A.
    Vật lí học
  • B.
    Khoa học Trái Đất
  • C.
    Thiên văn học
  • D.
    Tâm lí học
Câu 17 :

Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

  • A.
    Đeo găng tay khi làm thí nghiệm.
  • B.
    Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
  • C.
    Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.
  • D.
    Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Câu 18 :

Ta dùng kính lúp để quan sát

  • A.
    Trận bóng đá trên sân vận động
  • B.
    Một con ruồi
  • C.
    Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay
  • D.
    Kích thước của tế bào virus
Câu 19 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.
    Mọi vật đều có khối lượng.
  • B.
    Người ta sử dụng cân để đo khối lượng.
  • C.
    Khối lượng là số đo của lượng bao bì chứa vật.
  • D.
    Các đơn vị đo khối lượng là miligam, gam, tạ,… .
Câu 20 :

Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

  • A.
    Cân đồng hồ
  • B.
    Đồng hồ
  • C.
    Điện thoại
  • D.
    Máy tính
Câu 21 :

Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên hiện tượng nào?

  • A.
    Dãn nở vì nhiệt của chất khí
  • B.
    Dãn nở vì nhiệt của chất rắn
  • C.
    Dãn nở vì nhiệt của các chất
  • D.
    Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
Câu 22 :

Các chất trong dãy nào sau đây đều là chất?

  • A.
    Đồng, muối ăn, đường mía
  • B.
    Muối ăn, nhôm, cái ấm nước
  • C.
    Đường mía, xe máy, nhôm
  • D.
    Cốc thủy tinh, cát, con mèo
Câu 23 :

Qúa trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí?

  • A.
    Cô cận nước đường thành đường
  • B.
    Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen
  • C.
    Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp
  • D.
    Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.
Câu 24 :

Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

  • A.
    Tạo thành mây
  • B.
    Gió thổi
  • C.
    Mưa rơi
  • D.
    Lốc xoáy
Câu 25 :

Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

  • A.
    Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng
  • B.
    Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng
  • C.
    Không nhìn thấy được
  • D.
    Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
Câu 26 :

Trong không khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích?

  • A.
    21%
  • B.
    79%
  • C.
    78%
  • D.
    15%
Câu 27 :

Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?

  • A.
    Oxygen
  • B.
    Nitrogen
  • C.
    Khí hiếm
  • D.
    Carbon dioxide
Câu 28 :

Tác hại của ô nhiễm môi trường là:

  • A.
    Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông
  • B.
    Thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và chăn nuôi
  • C.
    Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, mưa acid,…
  • D.
    Tất cả các ý trên
Câu 29 :

Thế nào là vật liệu?

  • A.
    Vật liệu là gồm nhiều chất trộn vào nhau
  • B.
    Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng,…
  • C.
    Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống
  • D.
    Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày
Câu 30 :

Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

  • A.
    Thép xây dựng
  • B.
    Thủy tinh
  • C.
    Nhựa composite
  • D.
    Xi măng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

  • A.
    Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao kinh tế.
  • B.
    Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
  • C.
    Tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • D.
    Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về sản xuất các vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu

Lời giải chi tiết :

Khi khai thác quặng sắt nên sử dụng các phương pháp hiện đại để an toàn trong quá trình khai thác cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực, kinh tế, thời gian

Đáp án B

Câu 2 :

Thế nào là nhiên liệu?

  • A.
    Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng.
  • B.
    Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
  • C.
    Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
  • D.
    Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về nhiên liệu

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người

Đáp án D

Câu 3 :

Lứa tuổi từ 11-15 tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là

  • A.
    chất béo.
  • B.
    protein.
  • C.
    calcium.
  • D.
    carbohydrate.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các công dụng của thực phẩm, lương thực

Lời giải chi tiết :

Chất quan trọng nhất trong sự phát triển của xương là calcium

Đáp án C

Câu 4 :

Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì?

  • A.
    iodine (iot).
  • B.
    calcium (canxi).
  • C.
    zinc (kẽm).
  • D.
    phosphorus (photpho).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các công dụng của thực phẩm, lương thực

Lời giải chi tiết :

Bệnh bướu cổ là do thiết iodine (iot)

Đáp án A

Câu 5 :

Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được

  • A.
    Dung dịch.
  • B.
    Huyền phù.
  • C.
    Dung môi.
  • D.
    Nhũ tương.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về hỗn hợp, dung dịch

Lời giải chi tiết :

Bột mì không tan trong nước, khi khuấy lên bột mì lơ lửng trong nước tạo thành huyền phù

Đáp án B

Câu 6 :

Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là

  • A.
    Áo sơ mi.
  • B.
    Bút chì.
  • C.
    Viên kim cương.
  • D.
    Đôi giày.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của vật thể

Lời giải chi tiết :

Viên kim cương được cấu tạo từ 1 chất là carbon

Đáp án C

Câu 7 :

: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

  • A.
    Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
  • B.
    Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
  • C.
    Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
  • D.
    Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tách biệt các chất trong hỗn hợp

Lời giải chi tiết :

Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt

Đáp án C

Câu 8 :

Trong các chất sau, chất nào ở thể rắn?

  • A.
    Muối ăn.
  • B.
    Nước.
  • C.
    Oxygen.
  • D.
    Cồn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các thể của chất

Lời giải chi tiết :

Chất ở thể rắn là muối ăn

Đáp án A

Câu 9 :

Trong các nguồn gây ô nhiễm không khí: Hoạt động của núi lửa, khí thải nhà máy, khí thải động cơ, đốt rác thải. Nguồn gây ô nhiễm không khí từ tự nhiên là:

  • A.
    Hoạt động của núi lửa.
  • B.
    Khí thải nhà máy.
  • C.
    Khí thải động cơ.
  • D.
    Đốt rác thải

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nguồn gây ô nhiễm không khí tự nhiên là các quá trình tự nhiên sinh ra các chất, khí làm ô nhiễm môi trường mà không do con người tạo ra

Lời giải chi tiết :

Hoạt động của núi lửa sinh ra các khí, chất làm thành phần không khí thay đổi dẫn đến ô nhiễm môi trường

Đáp án A.

Câu 10 :

Tỉ lệ S/V lớn có tác dụng gì với vi khuẩn?

  • A.
    Tế bào phân chia ít lần hơn nhưng số lượng nhiều hơn.
  • B.
    Tế bào có thể rút ngắn thời gian phân chia.
  • C.
    Tế bào nhanh được thay mới hơn nhưng tốc độ sinh trưởng chậm hơn.
  • D.
    Tế bào sinh trường nhanh, phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các thể của chất

Lời giải chi tiết :

Chất ở thể rắn là muối ăn

Đáp án A

Câu 11 :

Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?

  • A.
    Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.
  • B.
    Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết.
  • C.
    Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau.
  • D.
    Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Câu 12 :

Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

  • A.
    Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
  • B.
    Tham gia trao đổi chất với môi trường.
  • C.
    Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
  • D.
    Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thành tế bào ở thực vật có vai trò quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 13 :

Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì?

  • A.
    Tham gia trao đổi chất với môi trường.
  • B.
    Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
  • C.
    Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
  • D.
    Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng điều khiển mọi hoạt động của tế bào.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 14 :

Các sinh vật dưới đây, sinh vật nào có cấu tạo từ tế bào nhân thực?

  • A.
    Cây cà chua.
  • B.
    Vi khuẩn E.coli.
  • C.
    Trùng roi.
  • D.
    Tảo silic.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cây cà chua

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 15 :

Cây lớn lên nhờ:

  • A.
    Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
  • B.
    Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
  • C.
    Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
  • D.
    Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cây lớn lên nhờ: Sự lớn lên và phân chia của tế bào.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Câu 16 :

Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

  • A.
    Vật lí học
  • B.
    Khoa học Trái Đất
  • C.
    Thiên văn học
  • D.
    Tâm lí học

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên: Vật lí học, Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học => lĩnh vực Tâm lí không thuộc khoa học tự nhiên

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 17 :

Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

  • A.
    Đeo găng tay khi làm thí nghiệm.
  • B.
    Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
  • C.
    Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.
  • D.
    Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hoạt động “Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm” là không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành → sẽ làm phòng thực hành bừa bộn, người khác không tìm được hóa chất để làm,…

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 18 :

Ta dùng kính lúp để quan sát

  • A.
    Trận bóng đá trên sân vận động
  • B.
    Một con ruồi
  • C.
    Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay
  • D.
    Kích thước của tế bào virus

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Người ta thường sử dụng kính lúp để quan sát các vật có kích thước nhỏ.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 19 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.
    Mọi vật đều có khối lượng.
  • B.
    Người ta sử dụng cân để đo khối lượng.
  • C.
    Khối lượng là số đo của lượng bao bì chứa vật.
  • D.
    Các đơn vị đo khối lượng là miligam, gam, tạ,… .

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khối lượng là số đo lượng chất của vật

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 20 :

Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

  • A.
    Cân đồng hồ
  • B.
    Đồng hồ
  • C.
    Điện thoại
  • D.
    Máy tính

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Người ta sử dụng đồng hồ để đo thời gian.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 21 :

Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên hiện tượng nào?

  • A.
    Dãn nở vì nhiệt của chất khí
  • B.
    Dãn nở vì nhiệt của chất rắn
  • C.
    Dãn nở vì nhiệt của các chất
  • D.
    Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Có nhiều loại nhiệt kế:

Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân… các loại nhiệt kế này dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.

Nhiệt kế kim loại hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép.

Nhiệt kế đổi màu dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 22 :

Các chất trong dãy nào sau đây đều là chất?

  • A.
    Đồng, muối ăn, đường mía
  • B.
    Muối ăn, nhôm, cái ấm nước
  • C.
    Đường mía, xe máy, nhôm
  • D.
    Cốc thủy tinh, cát, con mèo

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất ở xung quanh chúng ta, chất cấu tạo nên vật thể

Lời giải chi tiết :

Đồng, muối ăn, đường mía là những chất để cấu tạo nên các vật thể

Đáp án A

Câu 23 :

Qúa trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí?

  • A.
    Cô cận nước đường thành đường
  • B.
    Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen
  • C.
    Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp
  • D.
    Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về tính chất vật lí

Lời giải chi tiết :

Cô cạn nước đường thành đường thể hiện tính chất vật lí, vì đó là sự bay hơi của chất

Đáp án A

Câu 24 :

Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

  • A.
    Tạo thành mây
  • B.
    Gió thổi
  • C.
    Mưa rơi
  • D.
    Lốc xoáy

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về sự chuyển thể của chất

Lời giải chi tiết :

Hơi nước ngưng tụ tạo thành mưa

Đáp án C

Câu 25 :

Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

  • A.
    Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng
  • B.
    Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng
  • C.
    Không nhìn thấy được
  • D.
    Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về sự chuyển thể của chất

Lời giải chi tiết :

Mỗi chất đều có nhiệt độ xác định mà tại đó chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí

Đáp án A

Câu 26 :

Trong không khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích?

  • A.
    21%
  • B.
    79%
  • C.
    78%
  • D.
    15%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần của không khí

Lời giải chi tiết :

Trong không khí, nitrogen chiếm khoảng 78%, oxygen chiếm khoảng 21%, 1% các chất còn lại

Đáp án A

Câu 27 :

Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?

  • A.
    Oxygen
  • B.
    Nitrogen
  • C.
    Khí hiếm
  • D.
    Carbon dioxide

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình quang hợp của cây xanh

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình quang hợp của cây xanh sinh ra khí oxygen

Đáp án A

Câu 28 :

Tác hại của ô nhiễm môi trường là:

  • A.
    Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông
  • B.
    Thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và chăn nuôi
  • C.
    Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, mưa acid,…
  • D.
    Tất cả các ý trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người và sinh vật

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 29 :

Thế nào là vật liệu?

  • A.
    Vật liệu là gồm nhiều chất trộn vào nhau
  • B.
    Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng,…
  • C.
    Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống
  • D.
    Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của vật liệu

Lời giải chi tiết :

Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu

đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống

Đáp án C

Câu 30 :

Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

  • A.
    Thép xây dựng
  • B.
    Thủy tinh
  • C.
    Nhựa composite
  • D.
    Xi măng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại của vật liệu

Lời giải chi tiết :

Vật liệu không thể tái chế là xi măng vì khi sử dụng, xi măng đông cứng lại.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Đề số 8
Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Đề số 9
Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Đề số 10
Đề thi học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 11
Đề thi học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 12
Đề thi học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 13
Đề thi học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 14
Đề thi học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 15
Đề thi học kì 1 KHTN 6 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 6 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề 1