Đề thi học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 1 — Không quảng cáo

Đề thi học kì 1 Văn 8 - Chân trời sáng tạo


Đề thi học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Tiếng ếch râm ran bờ ruộng Con nằm nghe giữa mưa đêm

Quê hương là bàn tay mẹ Dịu dàng hái lá mồng tơi Bát canh ngọt ngào tỏa khói Sau chiều tan học mưa rơi

Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời Quê hương là dòng sữa mẹ Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

(Trích “Bài học đầu cho con” - Đỗ Trung Quân)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A.Thể thơ 5 chữ

B.Thể thơ 6 chữ

C. Thể thơ lục bát

D. Thể thơ tự do

Câu 2 . Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 3 . Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Nghị luận.

B. Tự sự.

C. Miêu tả.

D. Biểu cảm.

Câu 4. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản trên là:

A. Nhân hóa

B. Điệp cú pháp

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

Câu 5. Quê hương được tác giả miêu tả qua những hình ảnh như thế nào?

A. Thơ mộng, trữ tình

B. Bình dị, gần gũi

C. Khắc nghiệt, dữ dội

D. Tráng lệ, kì vĩ

Câu 6: Câu thơ “Quê hương là con diều biếc” gợi về:

A.Tình cảm gia đình

B. Kí ức tuổi thơ

C. Tình yêu đôi lứa

D. Nỗi nhớ quê hương

Câu 7: Hình ảnh bàn tay mẹ trong câu thơ “Quê hương là bàn tay mẹ”  được hiểu là:

A. Sự tần tảo chăm sóc của mẹ

B. Sự vất vả của mẹ

C. Sự khéo léo của mẹ

D. Sự ấm áp của mẹ

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Nêu tác dụng của phép lặp kết cấu cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

Câu 9. Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua đoạn thơ sau là gì?

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người

Câu 10. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của quê hương trong sự hình thành nhân cách mỗi người.

II. VIẾT (4 điểm)

Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận xã hội bàn về tình yêu quê hương, đất nước ngày nay.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

B

C

D

B

B

B

A

Câu 1 (0.5 điểm)

Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ 5 chữ

B. Thể thơ 6 chữ

C. Thể thơ lục bát

D. Thể thơ tự do

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định thể thơ

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên được viết theo thể thơ: 6 chữ

→ Đáp án: B

Câu 2 (0.5 điểm)

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định phong cách ngôn ngữ

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

→ Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Nghị luận.

B. Tự sự.

C. Miêu tả.

D. Biểu cảm.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm

→ Đáp án: D

Câu 4 (0.5 điểm)

Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản trên là:

A. Nhân hóa

B. Điệp cú pháp

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản trên là: Điệp cú pháp

→ Đáp án: B

Câu 5 (0.5 điểm)

Quê hương được tác giả miêu tả qua những hình ảnh như thế nào?

A. Thơ mộng, trữ tình

B. Bình dị, gần gũi

C. Khắc nghiệt, dữ dội

D. Tráng lệ, kì vĩ

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

Quê hương được tác giả miêu tả qua những hình ảnh: Bình dị, gần gũi

→ Đáp án: B

Câu 6 (0.5 điểm)

Câu thơ “Quê hương là con diều biếc” gợi về:

A. Tình cảm gia đình

B. Kí ức tuổi thơ

C. Tình yêu đôi lứa

D. Nỗi nhớ quê hương

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

Câu thơ “Quê hương là con diều biếc” gợi về: Kí ức tuổi thơ

→ Đáp án: B

Câu 7 (0.5 điểm)

Hình ảnh bàn tay mẹ trong câu thơ “Quê hương là bàn tay mẹ”  được hiểu là:

A. Sự tần tảo chăm sóc của mẹ

B. Sự vất vả của mẹ

C. Sự khéo léo của mẹ

D. Sự ấm áp của mẹ

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh bàn tay mẹ trong câu thơ “Quê hương là bàn tay mẹ”  được hiểu là: Sự tần tảo chăm sóc của mẹ

.→ Đáp án: A

Câu 8 (0.5 điểm)

Nêu tác dụng của phép lặp kết cấu cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý ngữ cảnh

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tu từ có tác dụng:

- Tạo nhịp điệu cho câu thơ, đoạn thơ.

- Nhấn mạnh vai trò của quê hương và tình cảm của mỗi người đối với quê hương. Câu 9 ( 1.0 điểm)

Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua đoạn thơ sau là gì?

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

HS trình bày được thông điệp phù hợp với nội dung tư tưởng của bài thơ và mang tính đạo đức, thẩm mĩ.

Gợi ý:

- Quê hương là cội nguồn, là sự gắn bó máu thịt đối với mỗi người

- Phải biết nhớ về quê hương, nguồn cội

Câu 10 ( 1.0 điểm)

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của quê hương trong sự hình thành nhân cách mỗi người

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

–  HS làm sáng rõ được ý: Vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân

HS trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành

PHẦN II –LÀM VĂN ( 4 điểm)

Câu 1 (4 điểm):

Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận xã hội bàn về tình yêu quê hương, đất nước ngày nay.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết  một bài văn nghị luận bàn về về tình yêu quê hương, đất nước ngày nay.

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

- Ý kiến cá nhân người viết với vấn đề

Thân bài

2,5

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

-  a. Giải thích về tình yêu quê hương, đất nước:

- Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để -xây dựng và phát triển đất nước.

- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.

b. Phân tích:

- Quê hương trước hết là mảnh đất chúng ta sinh ra, lớn lên. Từ tinh túy của mảnh đất này, chúng ta trau dồi bản thân cả về thể xác lẫn tinh thần, trở thành một công dân hoàn thiện, mang trong mình những ước mơ, khát vọng to lớn để sau này giúp đời, giúp người.

- Mỗi quê hương có một nền văn hóa khác nhau. Khi con người ta trưởng thành, mang theo nét đặc trưng của quê hương mình đi nơi khác sẽ là những nét giao thoa độc đáo của văn hóa từng vùng miền, góp phần chung vào đa dạng nền văn hóa của cả dân tộc.

- Quê hương không chỉ là nơi chúng ta lớn lên mà còn là nơi con người ta quay trở về sau những bão tố, những khó khăn ngoài kia. Bất cứ người con nào khi xa quê trở về đều cảm thấy thanh thản, yên bình bởi cái không khí quen thuộc, bởi con người mộc mạc nơi xứ mình.

c. Chứng minh: Tình yêu quê hương, đất nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể.

- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.

- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…

- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng

- Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…

- Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

d. Phản đề: Vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của quê hương. Lại có những người tuy có nhận thức đúng về tầm quan trọng của quê hương nhưng lại chưa có ý thức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp hơn,…

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 7
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 8
Đề thi học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 1