Đề thi học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề 1
Độ giãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:
Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Độ giãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:
A. Khối lượng của vật treo B. Lực hút của trái đất C. Độ dãn của lò xo D. Trọng lượng của lò xo
Câu 2: Tập hợp các loài nào dưới đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu. B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ. D. Gấu, mèo, dê, cá heo.
Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng :
A. Lực hút trái đất có phương ngang, chiều trái sang phải B. Lực hút trái đất có phương ngang, chiều phải sang trái C. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng, chiều dưới lên trên D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng, chiều trên xuống
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của Rêu?
A. Rễ giả là những sợi nhỏ.
B. Thân, lá có mạch dẫn.
C. Cơ quan sinh sản nằm ở ngọn cây.
D. Sinh sản bằng bào tử.
Câu 5: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:
A. Cơ năng thành điện năng. B. Điện năng thành cơ năng. C. Điện năng thành hóa năng. D. Nhiệt năng thành điện năng.
Câu 6: Ghép một số thứ tự ở cột A với một chữ ở cột b để được một câu đúng hoàn chỉnh.
A. 1 – c; 2 – b; 3 – a; 4 – d; 5 – e. B. 1 – c; 2 – b; 3 – d; 4 – e; 5 – a.
C. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d; 5 – e. D. 1 – a; 2 – c; 3 – e; 4 – d; 5 – b.
Câu 7: Trong các vật liệu sau, vật liệu dẫn điện tốt là:
A. Thuỷ tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Cao su.
Câu 8: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa đạng nguồn gen B. Đa dạng hệ sinh thái
C. Đa dạng loài D. Đa dạng môi trường
Câu 9: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng? A. Đun nóng vật. B. Làm lạnh vật. C. Chiếu sáng vật. D. Cho vật chuyển động.
Câu 10: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Khi viết phấn trên bảng. B. Viên bi lăn trên mặt đất. C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường
Câu 11: Thế năng đàn hồi của vật là: A. Năng lượng do vật chuyển động. B. Năng lượng do vật có độ cao. C. Năng lượng do vật bị biến dạng. D. Năng lượng do vật có nhiệt độ.
Câu 12: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm?
A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản. B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng. C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng. D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.
Câu 13: Đơn vị của trọng lực là:
A. Niu tơn B. Mét C. Kg D. Thời gian
Câu 14: Vợt bắt bướm được dùng để bắt các loài động vật nào?
A. Bướm, ong, giun đất B. Kiến, cào cào, chuồn chuồn.
C. Bướm, cào cào, châu chấu D. Châu chấu, tôm đồng, chim sâu.
Câu 15: Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng. A. Bàn là điện. B. Bóng đèn điện.
C. Quạt điện. D. Bếp điện.
Câu 16: Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là:
A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa qua xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trường B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm D. Tất cả các ý trên.
Câu 17: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn
A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách. B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách. C. Bằng trọng lượng của quyển sách. D. Bằng 0.
Câu 18: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa. B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng. C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn. D. Lực của Nam cầm bình nước.
Câu 19: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao. B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung. C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 20: Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu?
A. Tốc độ gió mạnh hơn B. Nắng nhiều và gay gắt hơn C. Độ ẩm thấp hơn. D. Nhiệt độ thấp hơn.
Câu 21: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa. B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng. C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn. D. Lực của Nam cầm bình nước.
Câu 22: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát?
A. Cá cóc bụng hoa B. Cá ngựa C. Cá sấu D. Cá heo.
Câu 23: Năng lượng nào sau đây không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng mặt trời B. Năng lượng gió C. Năng lượng của than đá D. Năng lượng của sóng biển
Câu 24: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ. B. Hoá hơi. C. Sôi. D. Bay hơi.
Câu 25: Mặt trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do:
A. Mặt Trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà B. Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất C. Mặt Trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà D. Mặt Trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà
Câu 26: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách
A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO 2 B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO 2 và O 2 C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O 2 D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO 2
Câu 27: Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt Trời?
A. Trái Đất B. Thuỷ Tinh C. Kim Tinh D. Hoả Tinh
Câu 28: Một vật trên mặt đất có khối lượng 5 kg bị Trái đất hút 1 lực bằng bao nhiêu N?
A. 5 N B. 50 N C. 10 N D. 20 N
Phần 2: Tự luận (3 điểm)
Câu 1: Em hãy lấy ví dụ để chứng minh động vật vừa có lợi, vừa có hại đối với con người.
Câu 2: Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
A |
C |
D |
B |
B |
B |
C |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
A |
D |
A |
C |
C |
A |
B |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
C |
D |
C |
C |
C |
B |
C |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
C |
C |
C |
B |
B |
A |
B |
Câu 1:
Độ giãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với: A. Khối lượng của vật treo B. Lực hút của trái đất C. Độ dãn của lò xo D. Trọng lượng của lò xo |
Phương pháp giải
Độ giãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với khối lượng của vật treo
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 2:
Tập hợp các loài nào dưới đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)? A. Tôm, muỗi, lợn, cừu. B. Bò, châu chấu, sư tử, voi C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ. D. Gấu, mèo, dê, cá heo. |
Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức về các đặc điểm đặc trưng của lớp Thú.
Lời giải chi tiết
Tập hợp các loài thực lớp Thú là: Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.
Đáp án C
Câu 3:
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng : A. Lực hút trái đất có phương ngang, chiều trái sang phải B. Lực hút trái đất có phương ngang, chiều phải sang trái C. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng, chiều dưới lên trên D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng, chiều trên xuống |
Phương pháp giải
Lực hút trái đất có phương thẳng đứng, chiều trên xuống
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 4:
Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của Rêu? A. Rễ giả là những sợi nhỏ. B. Thân, lá có mạch dẫn. C. Cơ quan sinh sản nằm ở ngọn cây. D. Sinh sản bằng bào tử. |
Phương pháp giải
Rêu có các đặc điểm chung là:
- Rễ giả là những sợi nhỏ.
- Cơ quan sinh sản nằm ở ngọn cây.
- Sinh sản bằng bào tử.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 5:
Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa: A. Cơ năng thành điện năng. B. Điện năng thành cơ năng. C. Điện năng thành hóa năng. D. Nhiệt năng thành điện năng. |
Phương pháp giải
Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa điện năng thành cơ năng
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 6:
Ghép một số thứ tự ở cột A với một chữ ở cột b để được một câu đúng hoàn chỉnh.
A. 1 – c; 2 – b; 3 – a; 4 – d; 5 – e. B. 1 – c; 2 – b; 3 – d; 4 – e; 5 – a. C. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d; 5 – e. D. 1 – a; 2 – c; 3 – e; 4 – d; 5 – b. |
Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức về sự chuyển hóa các dạng năng lượng.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 7:
Trong các vật liệu sau, vật liệu dẫn điện tốt là: A. Thuỷ tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Cao su. |
Phương pháp giải
Vật liệu dẫn điện tốt là kim loại
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 8:
Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây? A. Đa đạng nguồn gen B. Đa dạng hệ sinh thái C. Đa dạng loài D. Đa dạng môi trường |
Phương pháp giải
Độ đa dạng sinh học được thể hiện qua đa dạng loài, đa dạng môi trường sống và đa dạng hệ sinh thái.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 9:
Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng? A. Đun nóng vật. B. Làm lạnh vật. C. Chiếu sáng vật. D. Cho vật chuyển động. |
Phương pháp giải
Cho vật chuyển động là biểu hiện của một vật có động năng
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 10:
Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt? A. Khi viết phấn trên bảng. B. Viên bi lăn trên mặt đất. C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường |
Phương pháp giải
Trường hợp xuất hiện lực ma sát trượt là khi viết phấn trên bảng.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 11:
Thế năng đàn hồi của vật là: A. Năng lượng do vật chuyển động. B. Năng lượng do vật có độ cao. C. Năng lượng do vật bị biến dạng. D. Năng lượng do vật có nhiệt độ. |
Phương pháp giải
Thế năng đàn hồi của vật là năng lượng do vật bị biến dạng
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 12:
Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm? A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản. B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng. C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng. D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng. |
Phương pháp giải
Khẳng định đúng khi nói về cấu tạo của nấm là phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 13:
Đơn vị của trọng lực là: A. Niu tơn B. Mét C. Kg D. Thời gian |
Phương pháp giải
Đơn vị của trọng lực là Niu tơn (N)
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 14:
Vợt bắt bướm được dùng để bắt các loài động vật nào? A. Bướm, ong, giun đất B. Kiến, cào cào, chuồn chuồn. C. Bướm, cào cào, châu chấu D. Châu chấu, tôm đồng, chim sâu. |
Phương pháp giải
Vợt bắt bướm được dùng để bắt các loài động vật: bướm, cào cào, châu chấu.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 15:
Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng. A. Bàn là điện. B. Bóng đèn điện. C. Quạt điện. D. Bếp điện. |
Phương pháp giải
Quạt điện là thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 16:
Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là: A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa qua xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trường B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm D. Tất cả các ý trên. |
Phương pháp giải
Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là:
- Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa qua xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trường.
- Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép.
- Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 17:
Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách. B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách. C. Bằng trọng lượng của quyển sách. D. Bằng 0. |
Phương pháp giải
Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn bằng trọng lượng của quyển sách
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 18:
Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa. B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng. C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn. D. Lực của Nam cầm bình nước. |
Phương pháp giải
- Lực không tiếp xúc là: Lực Trái Đất tác dụng lên quyền sách đặt trên mặt bàn.
- Vì Trái Đất gây ra lực không tiếp xúc với quyển sách chịu tác dụng của lực.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 19:
Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao. B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung. C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. D. Quả táo rơi từ trên cây xuống. |
Phương pháp giải
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 20:
Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu? A. Tốc độ gió mạnh hơn B. Nắng nhiều và gay gắt hơn C. Độ ẩm thấp hơn. D. Nhiệt độ thấp hơn. |
Phương pháp giải
Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có nhiệt độ thấp hơn.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 21:
Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa. B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng. C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn. D. Lực của Nam cầm bình nước. |
Phương pháp giải
Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 22:
Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát? A. Cá cóc bụng hoa B. Cá ngựa C. Cá sấu D. Cá heo. |
Phương pháp giải
- Cá cóc bụng hoa thuộc lớp lưỡng cư
- Cá ngựa thuộc lớp cá
- Cá heo thuộc lớp thú
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 23:
Năng lượng nào sau đây không phải năng lượng tái tạo? A. Năng lượng mặt trời B. Năng lượng gió C. Năng lượng của than đá D. Năng lượng của sóng biển |
Phương pháp giải
Năng lượng của than đá không phải năng lượng tái tạo
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 24:
Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ. B. Hoá hơi. C. Sôi. D. Bay hơi. |
Phương pháp giải
Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ xác định.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 25:
Mặt Trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do: A. Mặt Trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà B. Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất C. Mặt Trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà D. Mặt Trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà |
Phương pháp giải
Mặt Trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 26:
Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO 2 B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO 2 và O 2 C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O 2 D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO 2 |
Phương pháp giải
Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO 2 và O 2.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 27:
Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt Trời? A. Trái Đất B. Thuỷ Tinh C. Kim Tinh D. Hoả Tinh |
Phương pháp giải
Thứ tự sắp xếp các hành tinh từ Mặt Trời ra ngoài: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 28:
Một vật trên mặt đất có khối lượng 5 kg bị Trái đất hút 1 lực bằng bao nhiêu N? A. 5 N B. 50 N C. 10 N D. 20 N |
Phương pháp giải
Một vật trên mặt đất có khối lượng 5 kg bị Trái đất hút 1 lực bằng 50N.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Phần 2: Tự luận (3 điểm)
Câu 1:
Em hãy lấy ví dụ để chứng minh động vật vừa có lợi, vừa có hại đối với con người. |
Lời giải chi tiết
Động vật có lợi như: làm thức ăn (gà, lợn, tôm), giữ an ninh (chó), làm cảnh (cá, mèo),...
Một số tác hại của động vật: làm hại cây trồng (rệp, rầy nâu), làm hư hỏng đồ vật gia đình (chuột, gián),...
Câu 2:
Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.
|
Phương pháp giải
Dựa vào hướng quay của Trái Đất
Lời giải chi tiết
Đáp án
A- Bình minh
B- Giữa trưa
C- Hoàng hôn
D- Ban đêm