Đề thi học kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề 1
Loài nào sau đây sinh sản vô tính bằng hình thức nảy chồi?
Đề bài
A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1. Loài nào sau đây sinh sản vô tính bằng hình thức nảy chồi?
A. Bọt biển. B. Amip. C. Thuỷ tức. D. Vi khuẩn E.coli .
Câu 2. Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra
A. ngoài môi trường cạn.
B. ngoài môi trường nước.
C. ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ.
D. ngoài môi trường cạn hoặc ngoài môi trường nước.
Câu 3. Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích
A. hạn chế sâu bệnh hại. B. xua đuổi chim phá hoại mùa màng.
C. tô điểm cho ruộng nương. D. hạn chế sự phá hoại của con người.
Câu 4. Đa số các thực vật trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu nhờ
A. tế bào lông hút. B. tế bào thịt vỏ.
C. tế bào trụ dẫn. D. tế bào mạch gỗ.
Câu 5. Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?
A. Sinh sản.
B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
C. Sinh trưởng và phát triển.
D. Cảm ứng.
Câu 6. Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là
A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.
B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể.
C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể.
D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể.
Câu 7. Ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính so với hình thức sinh sản vô tính là
A. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp duy trì khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống ổn định.
B. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.
C. có thể tạo ra được một số lượng cá thể con rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn từ một cá thể mẹ ban đầu.
D. có thể thực hiện được ngay cả trong trường hợp số lượng cá thể của loài bị giảm sút nghiêm trọng.
Câu 8. Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?
A. Nước, CO 2 , kháng thể. B. CO 2 , các chất thải, nước.
C. CO 2 , hormone, chất dinh dưỡng. D. Nước, hormone, kháng thể.
Câu 9. Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là
A. mọc chồi. B. tái sinh. C. phân đôi. D. nhân giống.
Câu 10. Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?
A. Đài hoa. B. Tràng hoa. C. Nụ hoa. D. Bầu nhụy.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
A. Dinh dưỡng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. Thiếu hay thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. Nhu cầu dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của một cá thể là như nhau trong mọi giai đoạn.
D. Để sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lí, cân đối.
Câu 12. Giống gà ri có khối lượng tối đa đạt được là 2,5 kg. Ví dụ này chứng minh nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?
A. Đặc điểm loài. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Dinh dưỡng.
Câu 13. Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật?
A. Sự thụ phấn xảy ra khi hạt phấn được chuyển từ nhụy đến nhị.
B. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
C. Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi.
D. Bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt.
Câu 14. Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa
A. hạt phấn với tế bào noãn trong bầu nhụy tạo thành hợp tử.
B. tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
C. tinh trùng với tế bào trứng xảy ra trong cơ thể của con cái.
D. tinh trùng với tế bào trứng xảy ra trong trứng đã thụ tinh.
Câu 15. Hình thức sinh sản nào sau đây chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống nhau từ một cá thể mẹ?
A. Trinh sinh. B. Phân đôi. C. Nảy chồi. D. Phân mảnh.
Câu 16. Cắt bỏ ngọn hoa mõm chó sẽ làm cho cây ra nhiều hoa đơn hơn là giữ lại đơn độc một ngọn vì
A. mô phân sinh đỉnh bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.
B. mô phân sinh bên bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.
C. mô phân sinh lóng bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.
D. mô dẫn và mô biểu bì bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.
Câu 17. Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.
B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.
D. Cây táo non phát triển từ hạt.
Câu 18. Trong học tập, người ta có thể vận dụng tập tính để
A. tìm ra thời điểm học tập trong ngày phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.
B. tạo ra không gian học tập thoải mái và phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.
C. nâng cao kết quả học tập, hình thành một số thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt.
D. tìm ra phương pháp kéo dài thời gian tập trung học tập của mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.
Câu 19. Cây nhãn cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh đỉnh rễ. B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh bên. D. Mô phân sinh lóng.
Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?
A. Cá thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
B. Tạo ra thế hệ cá thể con rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
C. Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một thời gian ngắn.
D. Tạo ra thế hệ cá thể con thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
Câu 21. Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì và thuộc loại tập tính nào ở động vật?
A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.
B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.
C. Mục đích thu hút con mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.
D. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính di cư.
Câu 22. Dụng cụ nào dùng để xác định phương hướng địa lí?
A. Lực kế. B. Máy bắn tốc độ. C. Dao động kí. D. La bàn.
Câu 23. Trình tự nào sau đây thể hiện đúng các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở động vật?
A. Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hình thành tinh trùng và trứng → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
B. Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới → Hình thành tinh trùng và trứng.
C. Hình thành tinh trùng và trứng → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới → Thụ tinh tạo thành hợp tử.
D. Hình thành tinh trùng và trứng → Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Câu 24. Hoạt động cảm ứng có vai trò nào sau đây đối với cơ thể sinh vật?
A. Giúp cung cấp năng lượng và vật chất cho các hoạt động sống.
B. Giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại.
C. Giúp sinh vật tăng kích thước và khối lượng, hoàn thiện các chức năng sống.
D. Giúp sinh vật tăng số lượng cá thể, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
Câu 25. Nhóm nào sau đây chỉ gồm hoa lưỡng tính?
A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam. B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô. D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.
Câu 26. Sự phân chia của tế bào giúp
A. cơ thể lớn lên và sinh sản.
B. cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
C. cung cấp các sản phẩm tổng hợp cho tế bào.
D. giúp cơ thể thích ứng với kích thích từ môi trường.
Câu 27. Nhóm thực vật nào sau đây chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông?
A. Lúa mì, bắp cải, lúa mạch, rau cải.
B. Lúa mì, ngô, khoai, sắn, rau cải.
C. Ngô, khoai, sắn, rau cải, lúa mạch.
D. Ngô, khoai, sắn, rau cải, bắp cải.
Câu 28. Đường sức từ trong lòng nam châm chữ U có dạng
A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam.
B. những đường thẳng song song với 2 cực ở hai bên.
C. những đường zic zắc nối từ cực Bắc sang cực Nam.
D. những đường thẳng song song nối từ cực Bắc sang cực Nam.
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Mô tả các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở thực vật.
Câu 2 (1 điểm) Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí…người trồng thường phải làm giàn cho cây?
Đáp án
1. C |
2. C |
3. B |
4. A |
5. B |
6. A |
7. B |
8. B |
9. C |
10. D |
11. C |
12. A |
13. C |
14. B |
15. B |
16. A |
17. B |
18. C |
19. B |
20. B |
21. A |
22. D |
23. D |
24. B |
25. A |
26. A |
27. A |
28. D |
A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1.
Loài nào sau đây sinh sản vô tính bằng hình thức nảy chồi? A. Bọt biển. B. Amip. C. Thuỷ tức. D. Vi khuẩn E.coli . |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản vô tính ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Loài sinh vật sinh sản bằng hình thức nảy chồi là thủy tức.
Chọn C.
Câu 2.
Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra A. ngoài môi trường cạn. B. ngoài môi trường nước. C. ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ. D. ngoài môi trường cạn hoặc ngoài môi trường nước. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ.
Chọn C.
Câu 3.
Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích A. hạn chế sâu bệnh hại. B. xua đuổi chim phá hoại mùa màng. C. tô điểm cho ruộng nương. D. hạn chế sự phá hoại của con người. |
Phương pháp giải:
Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích xua đuổi chim phá hoại mùa màng.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 4.
Đa số các thực vật trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu nhờ A. tế bào lông hút. B. tế bào thịt vỏ. C. tế bào trụ dẫn. D. tế bào mạch gỗ. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình hấp thụ và vận chuyển các chất trong cây.
Lời giải chi tiết:
Đa số các thực vật trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu nhờ tế bào lông hút.
Chọn A.
Câu 5.
Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại? A. Sinh sản. B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. C . Sinh trưởng và phát triển. D. Cảm ứng. |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật và sơ đồ sau:
Lời giải chi tiết:
Trong cơ thể sinh vật, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại.
Chọn B.
Câu 6.
Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể. B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể. C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể. D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể. |
Phương pháp giải:
Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 7.
Ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính so với hình thức sinh sản vô tính là A. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp duy trì khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống ổn định. B. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống. C. có thể tạo ra được một số lượng cá thể con rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn từ một cá thể mẹ ban đầu. D. có thể thực hiện được ngay cả trong trường hợp số lượng cá thể của loài bị giảm sút nghiêm trọng. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính so với hình thức sinh sản vô tính là có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.
Chọn B.
Câu 8.
Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết? A. Nước, CO 2 , kháng thể. B. CO 2 , các chất thải, nước. C. CO 2 , hormone, chất dinh dưỡng. D. Nước, hormone, kháng thể. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình dinh dưỡng của cơ thể người.
Lời giải chi tiết:
Các chất thải, chất dư thừa được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết như: CO 2 , các chất thải, nước.
Chọn B.
Câu 9.
Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là A. mọc chồi. B. tái sinh. C. phân đôi. D. nhân giống. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản vô tính ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là phân đôi.
Chọn C.
Câu 10.
Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa? A. Đài hoa. B. Tràng hoa. C. Nụ hoa. D. Bầu nhụy. |
Phương pháp giải:
Trong quá trình sinh sản của thực vật có hoa, quả được hình thành do sự phát triển của bầu nhụy.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 11.
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? A. Dinh dưỡng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. B. Thiếu hay thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. C. Nhu cầu dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của một cá thể là như nhau trong mọi giai đoạn. D. Để sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lí, cân đối. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về vai trò của quá trình dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu không đúng là: Nhu cầu dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của một cá thể là như nhau trong mọi giai đoạn.
Mỗi đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng cho mỗi giai đoạn phát triển trong cuộc đời là khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe …
Chọn C.
Câu 12.
Giống gà ri có khối lượng tối đa đạt được là 2,5 kg. Ví dụ này chứng minh nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật? A. Đặc điểm loài. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Dinh dưỡng. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Vi dụ trên chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của loài phụ thuộc vào đặc điểm của giống.
Chọn A.
Câu 13.
Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật? A. Sự thụ phấn xảy ra khi hạt phấn được chuyển từ nhụy đến nhị. B. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. C. Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi. D. Bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu không đúng là: Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi.
Chọn C.
Câu 14.
Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa A. hạt phấn với tế bào noãn trong bầu nhụy tạo thành hợp tử. B. tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. C. tinh trùng với tế bào trứng xảy ra trong cơ thể của con cái. D. tinh trùng với tế bào trứng xảy ra trong trứng đã thụ tinh. |
Phương pháp giải:
Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 15.
Hình thức sinh sản nào sau đây chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống nhau từ một cá thể mẹ? A. Trinh sinh. B. Phân đôi. C. Nảy chồi. D. Phân mảnh. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các hình thức sinh sản của sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Hình thức sinh sản phân đôi chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống nhau từ một cá thể mẹ.
Chọn B.
Câu 16.
Cắt bỏ ngọn hoa mõm chó sẽ làm cho cây ra nhiều hoa đơn hơn là giữ lại đơn độc một ngọn vì A. mô phân sinh đỉnh bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn. B. mô phân sinh bên bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn. C. mô phân sinh lóng bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn. D. mô dẫn và mô biểu bì bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Cắt bỏ ngọn hoa mõm chó sẽ làm cho cây ra nhiều hoa đơn hơn là giữ lại đơn độc một ngọn vì mô phân sinh đỉnh bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.
Chọn A.
Câu 17.
Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật? A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ. B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử. C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân. D. Cây táo non phát triển từ hạt. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Trường hợp không phải là sinh sản vô tính ở thực vật là cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
Chọn B.
Câu 18.
Trong học tập, người ta có thể vận dụng tập tính để A. tìm ra thời điểm học tập trong ngày phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập. B. tạo ra không gian học tập thoải mái và phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập. C. nâng cao kết quả học tập, hình thành một số thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt. D. tìm ra phương pháp kéo dài thời gian tập trung học tập của mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Trong học tập, người ta có thể vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập, hình thành một số thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt.
Chọn C.
Câu 19.
Cây nhãn cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây? A. Mô phân sinh đỉnh rễ. B. Mô phân sinh đỉnh thân. C. Mô phân sinh bên. D. Mô phân sinh lóng. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Lời giải chi tiết:
Cây nhãn cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân.
Chọn B.
Câu 20.
Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính? A. Cá thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu. B. Tạo ra thế hệ cá thể con rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi. C. Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một thời gian ngắn. D. Tạo ra thế hệ cá thể con thích nghi tốt với môi trường sống ổn định. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là: Tạo ra thế hệ cá thể con rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi. Vì tất cả các cơ thể con tạo ra đều có vật chất di truyền giống hệt mẹ nên các đặc điểm thích nghi giống mẹ.
Chọn B.
Câu 21.
Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì và thuộc loại tập tính nào ở động vật? A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản. B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn. C. Mục đích thu hút con mồi. Đây là tập tính kiếm ăn. D. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính di cư. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.
Chọn A.
Câu 22.
Dụng cụ nào dùng để xác định phương hướng địa lí? A. Lực kế. B. Máy bắn tốc độ. C. Dao động kí. D. La bàn. |
Phương pháp giải:
Dụng cụ dùng để xác định phương hướng địa lí là la bàn.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 23.
Trình tự nào sau đây thể hiện đúng các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở động vật? A. Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hình thành tinh trùng và trứng → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới. B. Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới → Hình thành tinh trùng và trứng. C. Hình thành tinh trùng và trứng → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới → Thụ tinh tạo thành hợp tử. D. Hình thành tinh trùng và trứng → Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn: Hình thành tinh trùng và trứng → Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Chọn D.
Câu 24.
Hoạt động cảm ứng có vai trò nào sau đây đối với cơ thể sinh vật? A. Giúp cung cấp năng lượng và vật chất cho các hoạt động sống. B. Giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại. C. Giúp sinh vật tăng kích thước và khối lượng, hoàn thiện các chức năng sống. D. Giúp sinh vật tăng số lượng cá thể, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình cảm ứng ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Hoạt động cảm ứng có vai trò giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại.
Chọn B.
Câu 25.
Nhóm nào sau đây chỉ gồm hoa lưỡng tính? A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam. B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô. C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô. D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Nhóm gồm toàn hoa lưỡng tính (có cả nhị và nhụy trên cùng 1 hoa) là hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.
Chọn A.
Câu 26.
Sự phân chia của tế bào giúp A. cơ thể lớn lên và sinh sản. B. cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. C. cung cấp các sản phẩm tổng hợp cho tế bào. D. giúp cơ thể thích ứng với kích thích từ môi trường. |
Phương pháp giải:
Sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên và sinh sản.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 27.
Nhóm thực vật nào sau đây chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông? A. Lúa mì, bắp cải, lúa mạch, rau cải. B. Lúa mì, ngô, khoai, sắn, rau cải. C. Ngô, khoai, sắn, rau cải, lúa mạch. D. Ngô, khoai, sắn, rau cải, bắp cải. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sự sinh sản hữu tính ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Nhóm thực vật chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông là lúa mì, bắp cải, lúa mạch, rau cải.
Chọn A.
Câu 28.
Đường sức từ trong lòng nam châm chữ U có dạng A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam. B. những đường thẳng song song với 2 cực ở hai bên. C. những đường zic zắc nối từ cực Bắc sang cực Nam. D. những đường thẳng song song nối từ cực Bắc sang cực Nam. |
Phương pháp giải:
Đường sức từ trong lòng nam châm chữ U có dạng những đường thẳng song song nối từ cực Bắc sang cực Nam.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Mô tả các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở thực vật. |
Phương pháp giải:
Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn nối tiếp nhau: tạo giao tử, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt.
Lời giải chi tiết:
Sinh sản hữu tính ở thực vật gồm các giai đoạn: tạo giao tử; thụ phấn; thụ tinh; hình thành quả và hạt.
- Tạo giao tử: Khi hoa trưởng thành, bộ phận nhị sẽ được hình thành bao phấn chứa giao tử đực; bộ phận nhụy sẽ hình thành bầu nhụy chứa giao tử cái.
- Thụ phấn: Khi giao tử đực từ bao phấn của nhị vỡ ra, nhờ gió, nhờ con người, nhờ côn trùng… nên chúng được di chuyển đến đầu nhụy để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.
- Thụ tinh: Hạt phấn sau khi đến đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn chứa giao tử đực, xuyên qua vòi nhụy vào bầu nhụy. Tại đây, giao tử đực tham gia vào quá trình thụ tinh với noãn cầu (giao tử cái) để tạo thành hợp tử. Thực chất quá trình này là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
- Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Hạt do noãn phát triển thành, mỗi noãn được thụ tinh tạo thành 1 hạt. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên để tạo quả chứa hạt. Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.
Câu 2 (1 điểm)
Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí…người trồng thường phải làm giàn cho cây? |
Lời giải chi tiết:
Người ta thường làm giàn cho mướp, bầu, bí, thiên lí… vì các loại cây này thuộc loại cây thân leo và có tua cuốn. Chúng cần có giá thể để tiếp xúc, sau đó quấn quanh giá thể để leo lên cao. Vậy nên khi trồng các loại cây đó, người ta thường làm giàn để tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.