Đề thi học kì 2 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 2 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11 - Kết nối tri thức Đề thi học kì 2 Sinh 11 - Kết nối tri thức


Đề thi học kì 2 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 2

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Sự nảy mầm của hạt thành cây con là ví dụ về

Đề bài

I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án
Câu 1 :

Sự nảy mầm của hạt thành cây con là ví dụ về

  • A.
    sinh trưởng.
  • B.
    phát triển.
  • C.
    sinh sản.
  • D.
    cảm ứng.
Câu 2 :

Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật được bắt đầu tại vị trí

  • A.
    rễ cây.
  • B.
    ngọn cây.
  • C.
    có mô phân sinh.
  • D.
    có mô bì.
Câu 3 :

Gibberellin không có vai trò nào sinh lí nào sau đây?

  • A.
    Kích thích hạt nảy mầm.
  • B.
    Kích thích rụng lá.
  • C.
    Kích thích dãn dài thân.
  • D.
    Kích thích ra hoa.
Câu 4 :

Phát triển không qua biến thái có đặc điểm

  • A.
    con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự con trưởng thành.
  • B.
    ấu trùng gần giống con trưởng thành.
  • C.
    con non khác con trưởng thành.
  • D.
    phải qua một lần lột xác.
Câu 5 :

Các hormone điều hòa chủ yếu sự sinh trưởng của động vật có xương sống là

  • A.
    thyroxine và GH.
  • B.
    GH và estrogen.
  • C.
    thyroxine và testosterone.
  • D.
    Testosterone.
Câu 6 :

Động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng như thế nào?

  • A.
    Ít bị ảnh hưởng vì thân nhiệt chúng luôn được ổn định nhờ sự chuyển hóa tăng.
  • B.
    Bị ảnh hưởng mạnh vì nhiệt độ thấp làm các hoạt động sống không thực hiện được.
  • C.
    Bị ảnh hưởng mạnh vì sự chuyển hóa trong cơ thể giảm mạnh.
  • D.
    Không bị ảnh hưởng vì chúng đã đi ngủ đông.
Câu 7 :

Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình

  • A.
    nguyên phân.
  • B.
    giảm phân.
  • C.
    thụ tinh.
  • D.
    nguyên phân và giảm phân.
Câu 8 :

Sinh sản vô tính là

  • A.
    hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
  • B.
    hình thức sinh sản ở tất cả các loài sinh vật.
  • C.
    hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D.
    hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.
Câu 9 :

Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy

  • A.
    là ví dụ về sinh sản ở sinh vật, do cơ quan mới được tạo thành.
  • B.
    là ví dụ về sinh sản ở sinh vật, do có sự tạo thành cơ thể mới.
  • C.
    không phải là sinh sản ở sinh vật, do không có sự tổ hợp giữa giao tử đực và cái.
  • D.
    không phải là sinh sản ở sinh vật, do không có sự tạo thành cá thể mới.
II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 1 :

Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển ở người?

(1) Sự phát triển của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của người mẹ.

Đúng
Sai

(2) Hợp tử được hình thành ở giai đoạn sơ sinh.

Đúng
Sai

(3) Giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày sau khi thụ tinh.

Đúng
Sai

(4) Ở giai đoạn sau sinh, sự phát triển của người thuộc kiểu phát triển qua biến thái.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây là đúng, phát biểu nào sau đây là sai về thụ tinh kép ở thực vật có hoa?

(1) Quá trình thụ tinh với sự tham gia của chỉ một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

Đúng
Sai

(2) Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử cùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

Đúng
Sai

(3) Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nội nhũ.

Đúng
Sai

(4) Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nhân tam bội.

Đúng
Sai
III. Câu trả lời ngắn

Lời giải và đáp án

I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án
Câu 1 :

Sự nảy mầm của hạt thành cây con là ví dụ về

  • A.
    sinh trưởng.
  • B.
    phát triển.
  • C.
    sinh sản.
  • D.
    cảm ứng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sự nảy mầm của hạt thành cây con là ví dụ về sự phát triển.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 2 :

Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật được bắt đầu tại vị trí

  • A.
    rễ cây.
  • B.
    ngọn cây.
  • C.
    có mô phân sinh.
  • D.
    có mô bì.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật được bắt đầu tại vị trí có mô phân sinh.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C.

Câu 3 :

Gibberellin không có vai trò nào sinh lí nào sau đây?

  • A.
    Kích thích hạt nảy mầm.
  • B.
    Kích thích rụng lá.
  • C.
    Kích thích dãn dài thân.
  • D.
    Kích thích ra hoa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gibberellin không có vai trò nào sinh lí: Kích thích rụng lá.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 4 :

Phát triển không qua biến thái có đặc điểm

  • A.
    con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự con trưởng thành.
  • B.
    ấu trùng gần giống con trưởng thành.
  • C.
    con non khác con trưởng thành.
  • D.
    phải qua một lần lột xác.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phát triển không qua biến thái có đặc điểm con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự con trưởng thành.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Câu 5 :

Các hormone điều hòa chủ yếu sự sinh trưởng của động vật có xương sống là

  • A.
    thyroxine và GH.
  • B.
    GH và estrogen.
  • C.
    thyroxine và testosterone.
  • D.
    Testosterone.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các hormone điều hòa chủ yếu sự sinh trưởng của động vật có xương sống là thyroxine và GH.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Câu 6 :

Động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng như thế nào?

  • A.
    Ít bị ảnh hưởng vì thân nhiệt chúng luôn được ổn định nhờ sự chuyển hóa tăng.
  • B.
    Bị ảnh hưởng mạnh vì nhiệt độ thấp làm các hoạt động sống không thực hiện được.
  • C.
    Bị ảnh hưởng mạnh vì sự chuyển hóa trong cơ thể giảm mạnh.
  • D.
    Không bị ảnh hưởng vì chúng đã đi ngủ đông.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng mạnh vì nhiệt độ thấp làm các hoạt động sống không thực hiện được.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 7 :

Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình

  • A.
    nguyên phân.
  • B.
    giảm phân.
  • C.
    thụ tinh.
  • D.
    nguyên phân và giảm phân.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đáp án A.

Câu 8 :

Sinh sản vô tính là

  • A.
    hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
  • B.
    hình thức sinh sản ở tất cả các loài sinh vật.
  • C.
    hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D.
    hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C.

Câu 9 :

Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy

  • A.
    là ví dụ về sinh sản ở sinh vật, do cơ quan mới được tạo thành.
  • B.
    là ví dụ về sinh sản ở sinh vật, do có sự tạo thành cơ thể mới.
  • C.
    không phải là sinh sản ở sinh vật, do không có sự tổ hợp giữa giao tử đực và cái.
  • D.
    không phải là sinh sản ở sinh vật, do không có sự tạo thành cá thể mới.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy không phải là sinh sản ở sinh vật, do không có sự tạo thành cá thể mới.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D.

II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 1 :

Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển ở người?

(1) Sự phát triển của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của người mẹ.

Đúng
Sai

(2) Hợp tử được hình thành ở giai đoạn sơ sinh.

Đúng
Sai

(3) Giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày sau khi thụ tinh.

Đúng
Sai

(4) Ở giai đoạn sau sinh, sự phát triển của người thuộc kiểu phát triển qua biến thái.

Đúng
Sai
Đáp án

(1) Sự phát triển của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của người mẹ.

Đúng
Sai

(2) Hợp tử được hình thành ở giai đoạn sơ sinh.

Đúng
Sai

(3) Giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày sau khi thụ tinh.

Đúng
Sai

(4) Ở giai đoạn sau sinh, sự phát triển của người thuộc kiểu phát triển qua biến thái.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào lí thuyết sinh trưởng và phát triển ở người

Lời giải chi tiết :

(1) Đúng.

(2) Đúng.

(3) Đúng.

(4) Sai vì người phát triển không qua biến thái.

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây là đúng, phát biểu nào sau đây là sai về thụ tinh kép ở thực vật có hoa?

(1) Quá trình thụ tinh với sự tham gia của chỉ một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

Đúng
Sai

(2) Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử cùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

Đúng
Sai

(3) Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nội nhũ.

Đúng
Sai

(4) Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nhân tam bội.

Đúng
Sai
Đáp án

(1) Quá trình thụ tinh với sự tham gia của chỉ một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

Đúng
Sai

(2) Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử cùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

Đúng
Sai

(3) Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nội nhũ.

Đúng
Sai

(4) Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nhân tam bội.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Lý thuyết thụ tinh kép.

Lời giải chi tiết :

(1) Sai

(2) Đúng

(3) Sai

(4) Sai

(1), (3), (4) sai vì quá trình thụ tinh kép là quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử cùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

III. Câu trả lời ngắn
Phương pháp giải :

Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa, sau giảm phân, có 3 lần nguyên phân.

Lời giải chi tiết :

3 lần.

Phương pháp giải :

Để nhân giống hoa lan, người ta thường áp dụng phương pháp nhân giống vô tính là nuôi cấy mô tế bào.

Lời giải chi tiết :

Nuôi cấy mô tế bào.

Phương pháp giải :

Thời gian cây ra hoa gặp lúc khô hạn, nắng nóng thì tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh rất thấp do hạt phấn bị mất sức nảy mầm trước khi được rơi vào vòi nhuỵ cái → Nên thụ phấn cho hoa vào thời điểm buổi sáng - khi thời tiết mát mẻ nhất trong ngày.

Lời giải chi tiết :

Nên thụ phấn cho hoa vào buổi sáng.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi học kì 1 Sinh 11 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 Sinh 11 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi học kì 2 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi học kì 2 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi học kì 2 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi học kì 2 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Sinh 11 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 Sinh 11 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết