Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 10 — Không quảng cáo

Đề thi văn 6, đề kiểm tra văn 6 kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi học kì 2 Văn 6 - Kết nối tri thức


Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 10

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1. Văn bản Xem người ta kìa nghị luận về một quan điểm sống, đúng hay sai?

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Văn bản Xem người ta kìa nghị luận về một quan điểm sống, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2. Văn bản Bài tập làm văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Thuyết minh

D. Tự sự

Câu 3. Sự kiện nào của người anh không xuất hiện trong truyện Cây khế?

A. Chia cho người em gian nhà lụp xụp

B. Bẻ gãy chân chim

C. May túi to như tay nải lớn

D. Bị sóng cuốn đi

Câu 4. Bài thơ Trái Đất viết về tình cảm gia đình, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5. Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?

A. Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước

B. Trình bày từ khái quát đến cụ thể

C. Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói

D. Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,…) với bài nói.

Câu 6. Khi đọc văn bản cần tóm tắt, chúng ta phải xác định những gì?

Chọn đáp án không phù hợp .

A. Xác định văn bản gồm bao nhiêu phần, đoạn và mối quan hệ giữa chúng

B. Xác định các dụng cụ để vẽ sơ đồ

C. Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ

D. Xác định từ khóa, ý chính của từng phần, đoạn

Câu 7. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn nào?

A. Văn miêu tả

B. Văn biểu cảm

C. Văn kể chuyện

D. Văn thuyết minh

Câu 8. Xem người ta kìa là văn bản thuộc thể loại?

A. Văn bản nghị luận

B. Tiểu thuyết

C. Hồi kí

D. Kịch

Câu 9. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật được hiểu là:

A. Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó

B. Dùng sơ đồ để trình bày câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó

C. Đọc lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó

D. Dùng ngôn ngữ nói, đóng vai nhân vật nào đó và kể lại câu chuyện cổ mà mình đã biết

Câu 10. Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân, hãy cho biết cụm từ trong câu nào là trạng ngữ?

a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh…

b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít

c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân

d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

A. Câu a

B. Câu b

C. Câu c

D. Câu d

Câu 11. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa ?

A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục

B. Lời văn giàu hình ảnh

C. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục

D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

Câu 12. Mục đích của bài tập giáo viên giao trong văn bản Hai loại khác biệt là gì?

A. Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh

B. Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn

C. Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết

D. Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.

Câu 2. Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Văn bản Xem người ta kìa nghị luận về một quan điểm sống, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Đúng

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.25 điểm):

Văn bản Bài tập làm văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Thuyết minh

D. Tự sự

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung, ngôn ngữ kể của văn bản

Lời giải chi tiết:

Văn bản Bài tập làm văn sử dụng phương thức biểu đạt chính tự sự

=> Đáp án: D

Câu 3 (0.25 điểm):

Sự kiện nào của người anh không xuất hiện trong truyện Cây khế?

A. Chia cho người em gian nhà lụp xụp

B. Bẻ gãy chân chim

C. May túi to như tay nải lớn

D. Bị sóng cuốn đi

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung truyện

Lời giải chi tiết:

Sự kiện người anh bẻ gãy chân chim không xuất hiện trong truyện Cây khế

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.25 điểm):

Bài thơ Trái Đất viết về tình cảm gia đình, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải:

Nêu ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình

Lời giải chi tiết:

Đúng

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.25 điểm):

Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?

A. Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước

B. Trình bày từ khái quát đến cụ thể

C. Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói

D. Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,…) với bài nói.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói

=> Đáp án: C

Câu 6 (0.25 điểm):

Khi đọc văn bản cần tóm tắt, chúng ta phải xác định những gì?

Chọn đáp án không phù hợp .

A. Xác định văn bản gồm bao nhiêu phần, đoạn và mối quan hệ giữa chúng

B. Xác định các dụng cụ để vẽ sơ đồ

C. Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ

D. Xác định từ khóa, ý chính của từng phần, đoạn

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Đáp án không phù hợp: Xác định các dụng cụ để vẽ sơ đồ

=> Đáp án: B

Câu 7 (0.25 điểm):

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn nào?

A. Văn miêu tả

B. Văn biểu cảm

C. Văn kể chuyện

D. Văn thuyết minh

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn kể chuyện

=> Đáp án: C

Câu 8 (0.25 điểm):

Xem người ta kìa là văn bản thuộc thể loại?

A. Văn bản nghị luận

B. Tiểu thuyết

C. Hồi kí

D. Kịch

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Xem người ta kìa là văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận

=> Đáp án: A

Câu 9 (0.25 điểm):

Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật được hiểu là:

A. Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó

B. Dùng sơ đồ để trình bày câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó

C. Đọc lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó

D. Dùng ngôn ngữ nói, đóng vai nhân vật nào đó và kể lại câu chuyện cổ mà mình đã biết

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật được hiểu là dùng ngôn ngữ nói, đóng vai nhân vật nào đó và kể lại câu chuyện cổ mà mình đã biết

=> Đáp án: D

Câu 10 (0.25 điểm):

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân, hãy cho biết cụm từ trong câu nào là trạng ngữ?

a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh…

b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít

c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân

d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

A. Câu a

B. Câu b

C. Câu c

D. Câu d

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về trạng ngữ

Lời giải chi tiết:

Cụm từ mùa xuân trong câu b là trạng ngữ

=> Đáp án: B

Câu 11 (0.25 điểm):

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa ?

A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục

B. Lời văn giàu hình ảnh

C. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục

D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

Phương pháp giải:

Nhớ lại giá trị nghệ thuật của văn bản

Lời giải chi tiết:

Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc không phải giá trị nghệ thuật của văn bản

=> Đáp án: D

Câu 12 (0.25 điểm):

Mục đích của bài tập giáo viên giao trong văn bản Hai loại khác biệt là gì?

A. Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh

B. Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn

C. Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết

D. Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn

Phương pháp giải:

Nhớ lại chi tiết bài tập trong văn bản

Lời giải chi tiết:

Mục đích: giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh

=> Đáp án: A

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Trong truyện Thánh gióng, chi tiết cái vươn vai thần kỳ của Thánh gióng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đó chính là cái vươn vai chớp mắt mà từ cậu bé đặt đâu ngồi đấu, bỗng trở thành tráng sĩ đánh đuổi giặc Ân, sức mạnh vô song. Chi tiết vươn vai thần kỳ ấy vừa đem đến sắc màu thần kỳ của truyện truyền thuyết, vừa có ý nghĩa truyền tải, gửi gắm ước mơ của nhân dân ta về sự chuyển hóa mạnh mẽ, nhanh như thổi của sức khỏe con người và sức mạnh công lý. Cái vươn vai đó đại diện cho sức mạnh của truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ khi giặc Ân tràn sang, và cũng chính là sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân ta không hề sợ hãi trước vó ngựa quân giặc. Sau cái vươn vai thần kỳ đó, cậu bé đã trở thành tráng sĩ khỏe mạnh, đánh đuổi sạch bóng giặc Ân trên lãnh thổ của đất nước.

Câu 2 (5 điểm):

Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó.

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung truyện và nhập vai Sơn Tinh kể lại

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Ta là Sơn Tinh, chúa tể của vùng núi cao. Nghe đồn vua Hùng tại vùng đất Phong Châu có một người con gái tên là Mị Nương vừa xinh đẹp, lại hiền dịu nết na. Ta đã ngưỡng mộ từ lâu. Nhà vua yêu thương hết mực nên muốn tìm cho nàng một người chồng xứng đáng. Ta liền đến cầu hồn.

Cùng đến với ta còn có Thủy Tinh, chúa tể vùng biển cả. Tài năng của hắn cũng không thua kém gì ta: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Vua Hùng thấy chúng ta ngang sức ngang tài nên tỏ ra rất khó xử. Vua cho gọi các Lạc hầu vào bàn bạc, Một lúc sau, nhà vua gọi ta và Thủy Tinh đến rồi nói:

- Cả hai người đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về.

Nghe xong, ta liền hỏi nhà vua sính lễ bao gồm những thứ gì. Vua Hùng nói:

- Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sau đó, ta và Thủy Tinh liền cáo từ nhà vua để về chuẩn bị. Về đến nơi, ta cho người đi tìm các sản vật mà nhà vua yêu cầu. Thật may, những thứ đó vùng núi cao của ta lại có sẵn. Sáng sớm hôm sau, ta sai người mang lễ vật đến. Lúc đến nơi vẫn chưa thấy Thủy Tinh. Vua Hùng xem lễ vật, tỏ ý hài lòng rồi quyết định gả Mị Nương cho Sơn Tinh. Trên đường trở về, ta bỗng thấy trời tối sầm lại, gió nổi cuồn cuộn. Thì ra Thủy Tinh đang đem quân đến.

Hắn hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Ta nhìn cảnh dân chúng khốn khổ mà vô cùng đau lòng. Không thể để Thủy Tinh đánh bại, ta dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngắn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Ta và Thủy Tinh giao tranh suốt mấy tháng trời, nhưng chưa phân thắng bại.

Nhưng đến cuối cùng, sức cùng lực kiệt, Thủy Tinh đành phải rút quân về. Kể từ đó, mối thù càng tăng thêm. Năm nào, Thủy Tinh cũng dâng nước, quyết giành lại Mị Nương. Nhưng hắn luôn bị ta đánh bại.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5 TN
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 7
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 8
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 9
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 10
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 11
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 12
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 13
Đề thi văn 6, đề kiểm tra văn 6 kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi, đề kiểm tra Văn 6 học kì 1 bộ sách Kết nối tri thức