Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 7
Phần I: ĐỌC – HIỂU (6 điểm) MẸ
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (6 điểm)
MẸ
Từ ngày con thơ bé Đến bây giờ lớn khôn Tiếng ru hời khe khẽ Vẫn thấm đượm trong hồn Qua những ngày nắng cháy Chân mẹ đã khô cằn Mùa lũ về nước chảy Mẹ dãi dầu vai xương Này dáng mẹ thon thon Này bàn tay nhỏ nhắn Ủa đâu rồi mẹ nhỉ? Sao nhiều quá nếp nhăn? Một đời mẹ trở trăn Lo những ngày con ốm Mẹ trăm bề thấp thỏm Cho con giấc ngủ lành Mẹ cắt bớt tuổi xanh Bao nhiêu mẹ cũng đành Người hanh hao gầy guộc Con biền biệt trời xa Mẹ ơi tháng năm qua Con bây giờ đã lớn Mười mấy năm xa nhà Nhớ mẹ! Lòng đau đớn! Con cứ hẹn xuân về Sẽ thăm lại vườn quê Mà bao mùa mai nở Vẫn riêng mình thỏa thuê!
(Huỳnh Nhật Minh)
Câu 1. Trong khổ thơ thứ tư tác giả sử dụng bao nhiêu số từ?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
Câu 2. Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng cách gieo vần nào?
A. Vần chân. B. Vần lưng. C. Vần liền. D. Vần hỗn hợp.
Câu 3. Các từ “Hanh hao gầy guộc” gợi lên hình ảnh người mẹ như thế nào?
A. Thân hình gầy gò, yếu ớt B. Thân hình gầy gò ốm yếu C. Thân hình khô gầy, yếu ớt D. Thân hình rất gầy, rất yếu
Câu 4. Trong khổ thơ cuối có mấy phó từ?
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 5. Qua bài thơ tác giả chủ yếu dành cho mẹ tình cảm gì?
A. Thương nhớ, biết ơn B. Yêu mến, trân trọng C. Ngưỡng mộ, ngợi ca D. Kính trọng, nể phục
Câu 6. Khổ thơ thứ 5 bộc lộ phẩm chất nào của người mẹ?
A. Mẹ kiên cường, dũng cảm B. Mẹ chịu đựng, hi sinh C. Mẹ sẻn so, tiết kiệm D. Mẹ nhẫn nhục, chịu đựng
Câu 7. Bài thơ có thể được xếp vào nhóm đề tài nào?
A. Tình cảm gia đình B. Tình cảm cha con C. Tình cảm mẹ con D. Tình cảm bà cháu
Câu 8. Qua bài thơ, thông điệp chủ yếu mà tác giả gửi đến người đọc là gì?
A. Hãy yêu thương và biết ơn mẹ B. Hãy về thăm mẹ nhiều hơn C. Hãy trân trọng tình yêu thương của mẹ D. Hãy ghi nhớ những lời mẹ ru
Câu 9. Theo em trong khổ thơ cuối tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?
Câu 10. Qua bài thơ em thấy mình phải làm gì để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về câu hỏi “Thế nào là tình bạn đẹp?”.
Phương pháp giải:
Phần I:
Câu 1 (0.5 điểm):
Trong khổ thơ thứ tư tác giả sử dụng bao nhiêu số từ? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về số từ
Lời giải chi tiết:
Tác giả sử dụng hai số từ
=> Đáp án: B
Câu 2 (0.5 điểm):
Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng cách gieo vần nào? A. Vần chân. B. Vần lưng. C. Vần liền. D. Vần hỗn hợp. |
Phương pháp giải:
Chú ý cách gieo vần của bài thơ
Lời giải chi tiết:
Chủ yếu sử dụng vần hỗn hợp
=> Đáp án: D
Câu 3 (0.5 điểm):
Các từ “Hanh hao gầy guộc” gợi lên hình ảnh người mẹ như thế nào? A. Thân hình gầy gò, yếu ớt B. Thân hình gầy gò ốm yếu C. Thân hình khô gầy, yếu ớt D. Thân hình rất gầy, rất yếu |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Gợi lên hình ảnh thân hình khô gầy, yếu ớt
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.5 điểm):
Trong khổ thơ cuối có mấy phó từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về phó từ
Lời giải chi tiết:
Có bốn phó từ
=> Đáp án: D
Câu 5 (0.5 điểm):
Qua bài thơ tác giả chủ yếu dành cho mẹ tình cảm gì? A. Thương nhớ, biết ơn B. Yêu mến, trân trọng C. Ngưỡng mộ, ngợi ca D. Kính trọng, nể phục |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Tình cảm thương nhớ, biết ơn
=> Đáp án: A
Câu 6 (0.5 điểm):
Khổ thơ thứ 5 bộc lộ phẩm chất nào của người mẹ? A. Mẹ kiên cường, dũng cảm B. Mẹ chịu đựng, hi sinh C. Mẹ sẻn so, tiết kiệm D. Mẹ nhẫn nhục, chịu đựng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ
Lời giải chi tiết:
Phẩm chất chịu đựng, hi sinh
=> Đáp án: B
Câu 7 (0.5 điểm):
Bài thơ có thể được xếp vào nhóm đề tài nào? A. Tình cảm gia đình B. Tình cảm cha con C. Tình cảm mẹ con D. Tình cảm bà cháu |
Phương pháp giải:
Từ nội dung rút ra đề tài
Lời giải chi tiết:
Đề tài: tình cảm mẹ con
=> Đáp án: C
Câu 8 (0.5 điểm):
Qua bài thơ, thông điệp chủ yếu mà tác giả gửi đến người đọc là gì? A. Hãy yêu thương và biết ơn mẹ B. Hãy về thăm mẹ nhiều hơn C. Hãy trân trọng tình yêu thương của mẹ D. Hãy ghi nhớ những lời mẹ ru |
Phương pháp giải:
Từ nội dung rút ra thông điệp
Lời giải chi tiết:
Thông điệp: hãy yêu thương và biết ơn mẹ
=> Đáp án: A
Câu 9 (1.0 điểm):
Theo em trong khổ thơ cuối tác giả muốn nhắn nhủ điều gì? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và xác định điều mà tác giả muốn nhắn nhủ
Lời giải chi tiết:
Tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta phải thường xuyên về thăm mẹ, đừng nên chỉ hứa hẹn rồi lại bỏ qua khiến mẹ phải mong ngóng, buồn lòng để rồi bản thân phải ân hận.
Câu 10 (1.0 điểm):
Qua bài thơ em thấy mình phải làm gì để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ? |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Qua bài thơ, để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ, em cần:
- Dành sự quan tâm, yêu thương trân trọng mẹ
- Biết vâng lời mẹ, chăm ngoan học giỏi để mẹ vui lòng
- Biết chia sẻ công việc với mẹ, chăm sóc phụng dưỡng mẹ lúc đau ốm, già yếu…
Phần II (4 điểm)
Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về câu hỏi “Thế nào là tình bạn đẹp?”. |
Phương pháp giải:
- Giải thích tình bạn đẹp là gì
- Nêu biểu hiện của tình bạn đẹp
- Phân tích ý nghĩa của tình bạn đẹp (lý lẽ, dẫn chứng)
-phê phán những người lợi dụng tình bạn, không coi trọng tình bạn
-Em phải làm gì để có tình bạn đẹp
-Rút ra bài học cho bản thân …
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Ra đi vừa gặp bạn hiền
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên chùa
Từ cổ chí kim, tình bạn là thứ tình cảm cao đẹp luôn được con người trân trọng và gắng công gìn giữ, bồi đắp. Vậy thế nào là một tình bạn đẹp?
Tình bạn là thứ tình cảm được gây dựng trên cơ sở những đặc điểm chung giữa người này và người khác. Đó có thể là sở thích, năng khiếu, công việc, ... nhưng thường tình đó là độ tuổi cùng những đặc điểm tương đồng về tâm lí, tính cách, ...
Một tình bạn đẹp trước hết phải là một tình bạn được xây dựng trên cơ sở là sự đồng cảm, vô tư, không vụ lợi, tính toán. Điều đó có nghĩa là những người bạn đến với nhau vì những yếu tố khách quan: cùng giống nhau về tính cách, sở thích, tâm lí, … nên tìm đến nhau để sẻ chia, tâm sự. Một tình bạn xuất phát từ sự tính toán, vụ lợi đồng nghĩa với một tình bạn chết. Bơi vì khi người ta đến với nhau sau khi tính toán xem được gì từ nhau thì có nghĩa họ đang lợi dụng mối quan hệ của mình, và vì thế khi mối quan hệ lợi ích mất đi thì cái gọi là tình bạn giữa họ cũng tan thành hư ảo
Trong một tình bạn đẹp, ban bè đối xử với nhau chân thành, thân ái, có thiện ý, biết hi sinh cho nhau. Xuất phát từ sự vô tư khi đến với nhau, trong những hành động, cử chỉ của mình những người bạn luôn thể hiện thiện ý, tình thân ái đối với nhau, mong những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn của mình. Đó có thể là một lời khen tặng hay một lời động viên dành cho bạn giúp bạn có động lực để phấn đấu. Đó cũng có thể là những ý kiến bênh vực bạn trước sự gièm pha, nghi ngờ sai của những người khác, ... Hơn thế, thể hiện tình bạn cao đẹp, chân thành còn có những người bạn sẵn sàng hi sinh cho lợi ích của nhau.
Tuy vậy, bạn bè không có nghĩa là a dua theo những thói xấu của bạn. Ngược lại, cần phải biết đấu tranh với những cái xấu của nhau hướng nhau đến những điều tốt đẹp. Thấy bạn có những cách ứng xử thiếu văn hoá: nói năng thiếu lễ độ, văng tục, đánh cãi nhau, ... hay có những biểu hiện tiêu cực như hút thuốc, trốn tiết, bỏ giờ, ... một người bạn tốt phải là người biết tránh những sai lầm ấy và hơn thế là đấu tranh, khuyên giải giúp bạn mình sửa chữa sai lầm.
Tình bạn là một trong những thứ tình cảm tự nhiên, thiêng liêng nhất của con người. Đặc biệt, những người học sinh càng cần xây dựng cho mình một tình bạn trong sáng, vô tư và cao đẹp.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.5 điểm):
Trong khổ thơ thứ tư tác giả sử dụng bao nhiêu số từ? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về số từ
Lời giải chi tiết:
Tác giả sử dụng hai số từ
=> Đáp án: B
Câu 2 (0.5 điểm):
Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng cách gieo vần nào? A. Vần chân. B. Vần lưng. C. Vần liền. D. Vần hỗn hợp. |
Phương pháp giải:
Chú ý cách gieo vần của bài thơ
Lời giải chi tiết:
Chủ yếu sử dụng vần hỗn hợp
=> Đáp án: D
Câu 3 (0.5 điểm):
Các từ “Hanh hao gầy guộc” gợi lên hình ảnh người mẹ như thế nào? A. Thân hình gầy gò, yếu ớt B. Thân hình gầy gò ốm yếu C. Thân hình khô gầy, yếu ớt D. Thân hình rất gầy, rất yếu |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Gợi lên hình ảnh thân hình khô gầy, yếu ớt
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.5 điểm):
Trong khổ thơ cuối có mấy phó từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về phó từ
Lời giải chi tiết:
Có bốn phó từ
=> Đáp án: D
Câu 5 (0.5 điểm):
Qua bài thơ tác giả chủ yếu dành cho mẹ tình cảm gì? A. Thương nhớ, biết ơn B. Yêu mến, trân trọng C. Ngưỡng mộ, ngợi ca D. Kính trọng, nể phục |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Tình cảm thương nhớ, biết ơn
=> Đáp án: A
Câu 6 (0.5 điểm):
Khổ thơ thứ 5 bộc lộ phẩm chất nào của người mẹ? A. Mẹ kiên cường, dũng cảm B. Mẹ chịu đựng, hi sinh C. Mẹ sẻn so, tiết kiệm D. Mẹ nhẫn nhục, chịu đựng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ
Lời giải chi tiết:
Phẩm chất chịu đựng, hi sinh
=> Đáp án: B
Câu 7 (0.5 điểm):
Bài thơ có thể được xếp vào nhóm đề tài nào? A. Tình cảm gia đình B. Tình cảm cha con C. Tình cảm mẹ con D. Tình cảm bà cháu |
Phương pháp giải:
Từ nội dung rút ra đề tài
Lời giải chi tiết:
Đề tài: tình cảm mẹ con
=> Đáp án: C
Câu 8 (0.5 điểm):
Qua bài thơ, thông điệp chủ yếu mà tác giả gửi đến người đọc là gì? A. Hãy yêu thương và biết ơn mẹ B. Hãy về thăm mẹ nhiều hơn C. Hãy trân trọng tình yêu thương của mẹ D. Hãy ghi nhớ những lời mẹ ru |
Phương pháp giải:
Từ nội dung rút ra thông điệp
Lời giải chi tiết:
Thông điệp: hãy yêu thương và biết ơn mẹ
=> Đáp án: A
Câu 9 (1.0 điểm):
Theo em trong khổ thơ cuối tác giả muốn nhắn nhủ điều gì? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và xác định điều mà tác giả muốn nhắn nhủ
Lời giải chi tiết:
Tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta phải thường xuyên về thăm mẹ, đừng nên chỉ hứa hẹn rồi lại bỏ qua khiến mẹ phải mong ngóng, buồn lòng để rồi bản thân phải ân hận.
Câu 10 (1.0 điểm):
Qua bài thơ em thấy mình phải làm gì để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ? |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Qua bài thơ, để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ, em cần:
- Dành sự quan tâm, yêu thương trân trọng mẹ
- Biết vâng lời mẹ, chăm ngoan học giỏi để mẹ vui lòng
- Biết chia sẻ công việc với mẹ, chăm sóc phụng dưỡng mẹ lúc đau ốm, già yếu…
Phần II (4 điểm)
Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về câu hỏi “Thế nào là tình bạn đẹp?”. |
Phương pháp giải:
- Giải thích tình bạn đẹp là gì
- Nêu biểu hiện của tình bạn đẹp
- Phân tích ý nghĩa của tình bạn đẹp (lý lẽ, dẫn chứng)
-phê phán những người lợi dụng tình bạn, không coi trọng tình bạn
-Em phải làm gì để có tình bạn đẹp
-Rút ra bài học cho bản thân …
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Ra đi vừa gặp bạn hiền
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên chùa
Từ cổ chí kim, tình bạn là thứ tình cảm cao đẹp luôn được con người trân trọng và gắng công gìn giữ, bồi đắp. Vậy thế nào là một tình bạn đẹp?
Tình bạn là thứ tình cảm được gây dựng trên cơ sở những đặc điểm chung giữa người này và người khác. Đó có thể là sở thích, năng khiếu, công việc, ... nhưng thường tình đó là độ tuổi cùng những đặc điểm tương đồng về tâm lí, tính cách, ...
Một tình bạn đẹp trước hết phải là một tình bạn được xây dựng trên cơ sở là sự đồng cảm, vô tư, không vụ lợi, tính toán. Điều đó có nghĩa là những người bạn đến với nhau vì những yếu tố khách quan: cùng giống nhau về tính cách, sở thích, tâm lí, … nên tìm đến nhau để sẻ chia, tâm sự. Một tình bạn xuất phát từ sự tính toán, vụ lợi đồng nghĩa với một tình bạn chết. Bơi vì khi người ta đến với nhau sau khi tính toán xem được gì từ nhau thì có nghĩa họ đang lợi dụng mối quan hệ của mình, và vì thế khi mối quan hệ lợi ích mất đi thì cái gọi là tình bạn giữa họ cũng tan thành hư ảo
Trong một tình bạn đẹp, ban bè đối xử với nhau chân thành, thân ái, có thiện ý, biết hi sinh cho nhau. Xuất phát từ sự vô tư khi đến với nhau, trong những hành động, cử chỉ của mình những người bạn luôn thể hiện thiện ý, tình thân ái đối với nhau, mong những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn của mình. Đó có thể là một lời khen tặng hay một lời động viên dành cho bạn giúp bạn có động lực để phấn đấu. Đó cũng có thể là những ý kiến bênh vực bạn trước sự gièm pha, nghi ngờ sai của những người khác, ... Hơn thế, thể hiện tình bạn cao đẹp, chân thành còn có những người bạn sẵn sàng hi sinh cho lợi ích của nhau.
Tuy vậy, bạn bè không có nghĩa là a dua theo những thói xấu của bạn. Ngược lại, cần phải biết đấu tranh với những cái xấu của nhau hướng nhau đến những điều tốt đẹp. Thấy bạn có những cách ứng xử thiếu văn hoá: nói năng thiếu lễ độ, văng tục, đánh cãi nhau, ... hay có những biểu hiện tiêu cực như hút thuốc, trốn tiết, bỏ giờ, ... một người bạn tốt phải là người biết tránh những sai lầm ấy và hơn thế là đấu tranh, khuyên giải giúp bạn mình sửa chữa sai lầm.
Tình bạn là một trong những thứ tình cảm tự nhiên, thiêng liêng nhất của con người. Đặc biệt, những người học sinh càng cần xây dựng cho mình một tình bạn trong sáng, vô tư và cao đẹp.