Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi học kì 2 Văn 8 - Cánh diều


Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề số 3

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: - Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? […]

Đề thi

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

- Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? […]

Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. Phải suốt cho mau chớ. Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng […]

- Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi […]

Buổi sáng nay, Liêu mang gùi ra rẫy, đến nước suối Thi-om thì gặp anh Núp. […]

Bây giờ, anh đi đâu?

- Anh đi An-khê. Liêu mở tròn hai con mắt lớn;

- Đi An-khê làm chi? Anh không sợ bằng Pháp à? Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm, anh đi coi nó làm chi? Núp lấy ngón chân tẩy một cái rêu trên hòn đá:

- Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ. Anh đi coi thử đánh có được không… Thôi, ông trời lên cao rồi, anh đi cho kịp. […] Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá. Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá, cho lửa ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng.

Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gõ ống điếu xuống cối gạo, khen:

- Núp con người tốt, biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiếp đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm!...

(Trích, Đất nước đứng lên – Nguyên Ngọc)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là ai?

A. Là mai Du

B. Là mai Liêu

C. Là Núp

D. Là già làng

Câu 3. Căn cứ vào văn bản, hãy xác định bối cảnh câu chuyện.

A. Dân làng Ba-na đứng lên chống Pháp

B. Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh

C. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Pháp

D. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Mỹ

Câu 4. Vì sao cô gái mai Du lại cố gắng suốt lúa thật nhiều?

A. Vì mai Du suốt lúa chưa được nhiều

B. Vì nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa

C. Vì nếu không có đủ lúa ăn sẽ phải vào rừng

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. “Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi” chứng tỏ làng Kông-hoa:

A. Kiên cường, coi Pháp chính là kẻ thù, không cần nghe lời

B. Sợ Pháp nên bỏ chạy

C. Không hiểu tình hình đất nước

D. Gan dạ

Câu 6. Đoạn văn này cho em biết gì về bản chất của kẻ thù: “Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm.”?

A. Thực dân Pháp xảo quyệt

B. Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, chúng coi rẻ tính mạng con người, chỉ lăm le chiếm đóng, thống trị dân ta

C. Thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta

D. Thực dân Pháp tàn ác

Câu 7. Việc Núp không sợ chết và quyết định đi An-khê để xem có đánh được giặc Pháp không chứng tỏ điều gì?

A. Núp lúc là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn vì anh biết muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu rõ ràng cặn kẽ

B. Núp khao khát được đánh giặc

C. Núp muốn lập công

D. Núp quá liều lĩnh

Câu 8. Vì sao già làng như bok Pa, bok Sung lại thương và khen Núp?

A. Vì Núp mồ côi cha nhưng khỏe mạnh, chăm chỉ

B. Vì Núp làm rẫy rất giỏi

C. Vì Núp rất tốt bụng với mọi người, già làng nói thì biết nghe lời

D. Tất cả đáp án trên

Câu 9. (1.0 điểm) Qua những điều em biết ở văn bản trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhân vật Núp?

Câu 10. (1.0 điểm) Thông qua nhân vật Núp, em có thêm những kinh nghiệm gì trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận về cuốn sách mà mình yêu thích nhất.

Đáp án

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

C

B

B

A

B

A

D

Câu 1 (0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Miêu tả

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.5 điểm)

Nhân vật chính trong truyện là ai?

A. Là mai Du

B. Là mai Liêu

C. Là Núp

D. Là già làng

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Nhân vật chính trong truyện là Núp

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm)

Căn cứ vào văn bản, hãy xác định bối cảnh câu chuyện.

A. Dân làng Ba-na đứng lên chống Pháp

B. Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh

C. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Pháp

D. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Mỹ

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh: Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm)

Vì sao cô gái mai Du lại cố gắng suốt lúa thật nhiều?

A. Vì mai Du suốt lúa chưa được nhiều

B. Vì nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa

C. Vì nếu không có đủ lúa ăn sẽ phải vào rừng

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Vì nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.5 điểm)

“Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi” chứng tỏ làng Kông-hoa:

A. Kiên cường, coi Pháp chính là kẻ thù, không cần nghe lời

B. Sợ Pháp nên bỏ chạy

C. Không hiểu tình hình đất nước

D. Gan dạ

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Chứng tỏ làng Kông-hoa kiên cường, coi Pháp chính là kẻ thù, không cần nghe lời

=> Đáp án: A

Câu 6 (0.5 điểm)

Đoạn văn này cho em biết gì về bản chất của kẻ thù: “Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm.”?

A. Thực dân Pháp xảo quyệt

B. Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, chúng coi rẻ tính mạng con người, chỉ lăm le chiếm đóng, thống trị dân ta

C. Thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta

D. Thực dân Pháp tàn ác

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, chúng coi rẻ tính mạng con người, chỉ lăm le chiếm đóng, thống trị dân ta

=> Đáp án: B

Câu 7 (0.5 điểm)

Việc Núp không sợ chết và quyết định đi An-khê để xem có đánh được giặc Pháp không chứng tỏ điều gì?

A. Núp lúc là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn vì anh biết muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu rõ ràng cặn kẽ

B. Núp khao khát được đánh giặc

C. Núp muốn lập công

D. Núp quá liều lĩnh

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Núp lúc là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn vì anh biết muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu rõ ràng cặn kẽ

=> Đáp án: A

Câu 8 (0.5 điểm)

Vì sao già làng như bok Pa, bok Sung lại thương và khen Núp?

A. Vì Núp mồ côi cha nhưng khỏe mạnh, chăm chỉ

B. Vì Núp làm rẫy rất giỏi

C. Vì Núp rất tốt bụng với mọi người, già làng nói thì biết nghe lời

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Tất cả đáp án trên

=> Đáp án: D

Câu 9 (1.0 điểm)

Qua những điều em biết ở văn bản trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhân vật Núp?

Phương pháp:

Nêu được những đặc điểm chính có trong văn bản về nhân vật Núp và nêu được suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Mặc dù sinh ra trong một hoàn cảnh không may mắn nhưng Núp luôn chăm chỉ và cố gắng

- Anh còn có một trái tim yêu nước cháy bỏng. Anh đã có suy nghĩ khác biệt với mọi người là cố gắng tìm hiểu kẻ thù để đánh đuổi kẻ thù

- Anh còn rất tốt bụng

=> Suy nghĩ về nhân vật: cảm phục, yêu mến, kính trọng về con người luôn biết vượt khó, giàu ý chí, nghị lực và tình yêu đất nước.

Câu 10 (1.0 điểm)

Thông qua nhân vật Núp, em có thêm những kinh nghiệm gì trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố?

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Thông qua nhân vật Núp đã cho em thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố:

- Luôn luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống ở tất cả mọi lĩnh vực

- Sống hết mình và sống thật tốt thì chắc chắn sẽ được nhiều người yêu mến

- Luôn chăm chỉ lao động và chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống

- Khi đất nước có xâm lăng, hãy luôn hướng về tổ quốc để giành lại tự do

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận về cuốn sách mà mình yêu thích nhất.

Phương pháp:

Nêu cảm nhận về cuốn sách mà em yêu thích

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.

Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống. Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thị hiếu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình. Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.Tôi thường có thói quen đọc sách mỗi ngày, và điều đó làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc, khi tôi tiếp thu và học hỏi được nhiều bài học có giá trị cho cuộc sống, nó không chỉ giúp tôi phát triển được nhiều hơn nữa những kĩ năng, cũng như tư duy đang bị khiếm khuyết của chính mình. Một cách tư duy đúng đắn có thể giúp tôi rất nhiều điều trong cuộc sống này, chính vì thế, tôi luôn phải cố gắng rèn luyện bản thân mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn nữa.

Sở thích và niềm mơ ước sẽ luôn đi cạnh chúng ta, nó thúc dục ý chí và bản lĩnh của chúng ta mỗi ngày, chính vì vậy, luôn luôn học hỏi, cố gắng rèn luyện bản thân là điều rất cần thiết và nên thực hiện. Chỉ có việc học, đọc và tư duy mới giúp chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống này, mỗi chúng ta phải ý thức được trách nhiệm cũng như giá trị của bản thân, để từ đó làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất mà cuộc sống của chúng ta đang cần. Mỗi ngày chúng ta đều sống, rèn luyện và đang cố gắng để rèn luyện bản thân mình, điều đó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Một cuốn sách hay giúp chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống. Nó dạy chúng ta cách làm người, dạy chúng ta lớn lên trong xã hội có nhiều điều khó khăn, cũng như mọi điều vất vả mà cuộc sống này đang đặt ra cho mỗi người. Luôn luôn rèn luyện bản thân mỗi ngày, để từ đó chúng ta hiểu được nhiều điều có giá trị từ cuộc sống này. Luôn học tập, rèn luyện và phát triển bản thân, để chúng ta có thể học hỏi và trở thành một công dân có ích cho xã hội này. Mỗi ngày phải năng học hỏi, phát triển mọi kĩ năng sống, để từ đó nâng cao được mọi kĩ năng cũng như kinh nghiệm của mình. Chắc hẳn với mỗi chúng ta, Ai ai cũng đều có ước mơ và những thú vui của riêng mình, nhưng đối tôi niềm vui của tôi là được đọc những cuốn sách mà mình thích mỗi ngày. Đặc biệt là " Đắc Nhân Tâm" một cuốn sách hay và vô cùng bổ ích.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề số 1
Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề số 2
Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề số 4
Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề số 5
Đề thi, đề kiểm tra Văn 8 - Cánh diều - Tin tức Đề thi, đề kiểm tra Văn 8 - Cánh diều