Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Bình năm 2023
Tải vềCâu 1: Cho biểu thức A=1√a+3+6a−9 với a≥0 và a≠9. 1. Rút gọn biểu thức A. 2. Tìm tất cả các giá trị của a để A=12.
Đề bài
Câu 1: Cho biểu thức A=1√a+3+6a−9 với a≥0 và a≠9.
1. Rút gọn biểu thức A.
2. Tìm tất cả các giá trị của a để A=12.
Câu 2: 1. Giải phương trình x2+5x−6=0.
2. Cho phương trình x2+5x+m−3=0 ( m là tham số).
a. Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm.
b. Trong trường hợp phương trình có hai nghiệm x1,x2, tìm tất cả các giá trị của m để x1,x2 thỏa mãn hệ thức 2x1x2−(x1+x2)=2.
Câu 3: Với x∈R, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P=4x2−2|2x−3|−12x+2033.
Câu 4: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính BC và điểm 4 thuộc nửa đường tròn đó, (A khác B và C). Lấy điểm E thuộc cung AB (E khác A và B) sao cho BE < AC, gọi M là giao điểm của AB và CE. Kẻ MH vuông góc với BC tại H.
1. Chứng minh tứ giác ACHM nội tiếp.
2. Chứng minh ΔBAE đồng dạng với ΔHAM .
3. Gọi K là giao điểm của OE và HA. Chứng minh KE.KO = KA.KH.
----- HẾT -----
Lời giải chi tiết
Câu 1 (VD):
Phương pháp:
1.Sử dụng tính chất căn bậc hai.
2. Giải phương trình với A vừa rút gọn.
Cách giải:
1. Rút gọn biểu thức A .
Với a≥0 và a≠9 ta có:
A=1√a+3+6a−9=1√a+3+6(√a+3)(√a−3)=√a−3(√a+3)(√a−3)+6(√a+3)(√a−3)=√a+3(√a+3)(√a−3)=1√a−3
Vậy A=1√a−3.
2. Tìm tất cả các giá trị của a để A=12 .
Với a≥0 và a≠9 ta có: A=1√a−3.
Vậy với a=5 thì A=12.
Câu 2 (VD):
Phương pháp:
1. Tính Δ=b2−4.a.c
- Δ=0 thì phương trình có nghiệm kép x1=x2=−b2a
- Δ<0 thì phương trình vô nghiệm
- Δ>0thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
x1=−b+√Δ2.a
x2=−b−√Δ2.a
2. Sử dụng vi ét.
Cách giải:
1. Giải phương trình x2+5x−6=0 .
Xét phương trình x2+5x−6=0 có a+b+c=1+5−6=0 phương trình có hai nghiệm phân biệt [x1=1x2=−6
Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt [x1=1x2=−6.
2. Cho phương trình x2+5x+m−3=0 ( m là tham số).
a. Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm.
Xét phương trình x2+5x+m−3=0 có Δ=52−4.1.(m−3)=25−4m+12=37−4m
Để phương trình có hai nghiệm thì Δ≥0⇔37−4m≥0⇔−4m≥−37⇔m≤374.
Vậy phương trình có hai nghiệm khi m≤374.
b. Trong trường hợp phương trình có hai nghiệm x1,x2 , tìm tất cả các giá trị của m để x1,x2 thỏa mãn hệ thức 2x1x2−(x1+x2)=2 .
Theo a, phương trình có hai nghiệm khi m≤374.
Gọi x1,x2 là hai nghiệm của phương trình.
Áp dụng định lí Vi – ét ta có: {x1+x2=−5x1.x2=m−3
Để 2x1x2−(x1+x2)=2
2x1x2−(x1+x2)=2⇔2(m−3)−(−5)=2⇔2m=3⇔m=32(tm).
Vậy với m=32 thì phương trình có hai nghiệm x1,x2, mãn hệ thức 2x1x2−(x1+x2)=2.
Câu 3 (NB):
Cách giải:
Ta có:
P=4x2−2|2x−3|−12x+2033=(4x2−12x+9)−2|2x−3|+2024=(2x−3)2−2|2x−3|+2024
Đặt t=|2x−3|≥0
Khi đó ta có: P=t2−2t+2024=(t−1)2+2023
Vì t≥0⇒t−1≥−1⇒(t−1)2≥0 nên P≥0+2023=2023
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi t−1=0⇔t=1
Suy ra: |2x−3|=1⇔[2x−3=12x−3=−1⇔[2x=42x=2⇔[x=2x=1
Vậy giá trị nhỏ nhất của P là 2023 khi x=1 hoặc x=2.
Câu 4 (NB):
Cách giải:
1. Chứng minh tứ giác ACHM nội tiếp.
Ta có ∠BAC=900 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Mà ∠MHC=900(MH⊥BC)
⇒∠MHC+∠MAC=900+900=1800
Mà 2 góc này ở vị trí đối diện nên tứ giác MHCA nội tiếp (dhnb) (đpcm)
2. Chứng minh Δ BAE đồng dạng với Δ HAM .
Do AMHC nội tiếp (cmt) nên ∠MAH=∠MCH (cùng chắn cung MH)
Và ∠MHA=∠MCA (cùng chắn cung AM)
Mà ∠MCH=∠ECB=∠EAB (cùng chắn cung EB) và ∠ACE=∠EBA (cùng chắn cung AE)
⇒∠MAH=∠EAB(=∠ECB) và ∠MHA=∠EBA(=∠ECA)
Xét ΔMHA và ΔEBA có:
∠MAH=∠EAB (cmt)
∠MHA=∠EBA (cmt)
⇒ΔMAH∽ (đpcm)
3. Gọi K là giao điểm của OE và HA. Chứng minh KE.KO = KA.KH.
Do MHCA nội tiếp nên \angle AHC = \angle AMC (cùng chắn cung AC)
Mà \angle AMC = \frac{1}{2}\left( {sdcAC + sdcEB} \right) = \frac{1}{2}\left( {{{180}^0} - sdcAE} \right) = \frac{1}{2}\left( {{{180}^0} - \angle EOA} \right) = \frac{1}{2}\left( {\angle AEO + \angle EAO} \right)
Mà \Delta OEA cân do OA = OE nên \angle OEA = \angle OAE
\Rightarrow \angle AMC = \frac{1}{2}.2.\angle OEA = \angle OEA
\Rightarrow \angle AHO = \angle AEO\left( { = \angle AMC} \right)
Xét tứ giác OHEA có \angle AHO = \angle AEO
Mà H, E là 2 đỉnh kề nhau cùng nhìn OA dưới 2 góc bằng nhau nên OHEA nội tiếp
\Rightarrow \angle KAO = \angle KEH (cùng chắn cung OH) và \angle KOA = \angle KHE (cùng chắn cung AE)
Xét \Delta KOA và \Delta KHE có:
\angle KAO = \angle KEH\left( {cmt} \right)
\angle KOA = \angle KHE\left( {cmt} \right)
\Rightarrow \Delta KOA\backsim \Delta KHE\left( g.g \right)\Rightarrow \frac{KO}{KH}=\frac{KA}{KE}\Rightarrow KO.KE=KH.KA (đpcm)