Đề thi vào 10 môn Văn Bình Thuận năm 2021
Tải vềĐọc kĩ các đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: 1, 2, 3, 4.
Đề bài
PHẦN I (3.0 điểm) Đọc kĩ các đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: 1, 2, 3, 4.
Trích 1:
“Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”
Câu 1. Câu thơ trên trích trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)
Câu 2. Kể tên hai nhân vật được nói đến trong câu thơ. (0,5 điểm)
Trích 2:
Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hắn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được.
(Trích Làng, Kim Lân, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014, tr.167)
Câu 3. Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép liên kết gì? Từ ngữ nào dùng để liên kết? (1,0 điểm)
Câu 4. Câu “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được.” là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm) Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu suy ngẫm của bản thân về lòng nhân ái của con người Việt Nam.
Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014, tr.180 - 188)
Lời giải chi tiết
Phần I.
Câu 1.
Câu thơ trên trích trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) nào? Tác giả là ai? |
Phương pháp: căn cứ tác phẩm Chị em Thúy Kiều.
Cách giải:
Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm Truyện Kiều – đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Tác giả Nguyễn Du.
Câu 2.
Kể tên hai nhân vật được nói đến trong câu thơ. |
Phương pháp: căn cứ bài Chị em Thúy Kiều.
Cách giải:
Hai nhân vật được nhắc đến trong câu thơ: Thúy Kiều và Thúy Vân.
Câu 3.
Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép liên kết gì? Từ ngữ nào dùng để liên kết? |
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu, đoạn văn.
Cách giải:
Hai câu văn đầu liên kết bằng phép lặp. Từ ngữ liên kết là từ “ông”.
Câu 4.
Câu “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được.” là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. |
Phương pháp: căn cứ các thành phần chính của câu.
Cách giải:
Câu văn: Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được là câu đơn Chủ ngữ: Ông Hai Vị ngữ: vẫn trằn trọc không sao ngủ được.
Phần II.
Câu 1.
Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu suy ngẫm của bản thân về lòng nhân ái của con người Việt Nam. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng nhân ái.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Lòng nhân ái: tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.
b, Phân tích
- Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.
- Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính | trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.
- Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng “tương thân tương ái” thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.
c. Chứng minh
- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người để minh họa cho bài làm của mình.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình, ... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
3. Kết bài
- Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng nhân ái, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2.
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long. (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014, tr.180 - 188) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm " Lặng lẽ Sa Pa"
- Giới thiệu về nhân vật anh thanh niên - một người thanh niên trẻ hội tụ đầy đủ những phẩm chất đáng quý và là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngày nay.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
- Anh thanh niên là một người thanh niên trẻ mang trong mình nhiệt huyết và khao khát muốn cống hiến.
- Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m - Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
- Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao - Tất cả mọi gian khổ anh đều cố gắng vượt qua ngoại trừ nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình là anh chưa thể nào thích nghi được.
b. Anh thanh niên là một người yêu nghề, yêu lao động, luôn có trách nhiệm và hết lòng vì công việc
- Làm việc một mình, không có ai dám sát nhưng anh đã hoàn thành công việc một cách xuất sắc
- Hơn nữa anh không quản ngại gian khổ, 1 giờ đêm ra đo đạc kết quả và gửi báo về cơ quan.
- Anh quan niệm:" khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được. Huống chi, công việc của cháu gian khổ là vậy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất."
c. Anh thanh niên là một người có lí tưởng sống cao đẹp
- Anh luôn suy nghĩ:" Mình sinh ra làm gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai làm việc"
d. Anh thanh niên là một người hiếu khách và mến mộ con người
- Anh tặng hoa và trứng cho cô kĩ sư
- Anh tặng củ tam thất cho vợ của bác lái xe bị đau chân
- Khi khách đến nhà, anh mời nước và trà chu đáo
3. Kết bài
- Khẳng định những phẩm chất cao đẹp của nhân vật anh thanh niên.
- Liên hệ với bản thân và rút ra bài học về sự cống hiến cho đất nước.