Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang 2021 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi vào 10 môn văn có đáp án - 9 năm gần nhất Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang


Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang năm 2021

Tải về

Đọc văn bản: Một nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm sau

Đề bài

PHẦN I (6.0 điểm) Đọc văn bản:

Một nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm sau. Ông đưa hai người - một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất. Sau đó, ông nói hai người cùng đào giếng để tìm nguồn nước.

Chàng ngốc không suy nghĩ gì mà liên cầm cuốc lên và bắt đầu đào. Còn người thông minh dự đoán và lựa chọn phần đất có thể có nước. Hai tiếng sau, cả hai đều đào được hai mét nhưng vẫn chưa thấy nước. Người thông mình nghĩ mình đã chọn sai nên liền tìm một vị trí khác để đào. Chàng ngốc tiếp tục kiên nhẫn đào phần đất của mình. Hai tiếng sau, anh đào được thêm một mét nữa, còn người thông minh đào được hai mét ở chổ mới.

Một lúc sau, người thông minh lại cảm thấy dường như mình đang đào sai chỗ nên tìm một mảnh đất khác. Hai tiếng nữa lại trôi qua, chàng ngốc đào được thêm nửa mét nữa, còn người thông mình chuyển sang chỗ mới và đào được hai mét. Cả hai đều chưa thấy nước. Người thông minh cho rằng vùng đất này không có nước nên bỏ cuộc. Trong khi đó, chàng ngốc vẫn tiếp tục đào và cuối cùng anh đã tìm thấy nguồn nước. Kết quả là chàng ngốc đã chiến thắng người thông minh.

(Theo Hạt giống tâm hồn, Tập 13, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 97-98)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo văn bản, vì sao người thông minh lại bỏ cuộc?

Câu 3. Tim, gọi tên và cho biết vai trò của thành phần biệt lập trong câu: Ông đưa hai người – một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất.

Câu 4. Em có đồng tinh với suy nghĩ và hành động của người thông minh trong văn bản không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tính kiên nhẫn đối với con người.

Câu 2 (5,0 điểm) Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đổi người xa lạ ..

Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên sủng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chân thành đối tri kỉ.

Đồng chí!

(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 128)

Trình bày cảm nhận của em về tình đồng chỉ của những người lính trong đoạn thơ trên.

Lời giải chi tiết

Phần I.

Câu 1.

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt sử dụng: Tự sự.

Câu 2.

Theo văn bản, vì sao người thông minh lại bỏ cuộc?

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích.

Cách giải:

Theo văn bản, người thông minh bỏ cuộc vì cho rằng vùng đất này không có nước.

Câu 3.

Tim, gọi tên và cho biết vai trò của thành phần biệt lập trong câu: Ông đưa hai người – một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất.

Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập.

Cách giải:

Thành phần biệt lập: “Một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng”. Đây là thành phần phụ chú đóng vai trò chú thích, giải thích cho cụm từ “hai người” phía trước.

Câu 4.

Tim, gọi tên và cho biết vai trò của thành phần biệt lập trong câu: Ông đưa hai người – một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất.

Phương pháp: phân tích, lí giải.

Cách giải:

Học sinh có thể trình bày theo quan điểm của mình, có lý giải:

Gợi ý: Không đồng tình.

Lý giải: Hành động của người thông minh thể hiện một con người thiếu kiên nhẫn. Khi làm một việc gì đó, điều quan trọng là phải kiên định và kiên nhẫn. Tuy nhiên, trước mỗi công việc chúng ta nên suy xét và tiếp thu những ý kiến tích cực hữu ích chứ không nên bảo thủ cố chấp. Kiên trì khác với cố chấp.

Phần II.

Câu 1.

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tính kiên nhẫn đối với con người.

Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu dẫn dắt vào để.

- Nêu vấn đề nghị luận: Vai trò của tính kiên nhẫn.

2. Thân đoạn:

a. Giải thích:

Kiên nhẫn (hay nhẫn nại) là trạng thái của sự chịu đựng trong những hoàn cảnh khó khăn, có nghĩa là kiên trì đối mặt với sự chậm trễ hoặc hành động khiêu khích mà không biểu hiện sự khó chịu hoặc giận dữ một cách tiêu cực; hoặc kiên nhẫn khi gặp căng thẳng, đặc biệt khi đối mặt với sự khó khăn lâu dài. Kiên nhẫn là mức độ một người có thể chịu đựng trước khi chuyển biến tiêu cực. Từ này cũng được dùng để chỉ những người có đặc điểm kiên định.

b. Vai trò của kiên nhẫn:

- Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Nền tảng của lòng kiên trì là sức mạnh của ý chí.

- Sức mạnh của sự kiên nhẫn có ý nghĩa rất to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Dù gặp phải hoàn cảnh nào cũng không được bỏ dở công việc mình đang theo đuổi, cũng phải hy vọng có ngày vượt qua được khóc khăn, cũng phải hy vọng có ngày giành được điều mình mong muốn, điều mình ao ước, điều mình phấn đấu.

Dẫn chứng minh họa.

c. Rèn luyện tính Kiên Nhẫn như thế nào?

- Kìm chế sự nóng giận, vội vàng: Khi bạn nóng giận, vội vàng sẽ làm hỏng chuyện và đánh mất cơ hội. Ngoài ra bạn sẽ không kiểm soát được nhiều hành động và mắc phải sai lầm lớn.

- Đừng thường xuyên để mình rảnh rỗi: Khi quá nhàn rỗi bạn sẽ đâm ra chán nản, và luôn chú ý quá nhiều đến một vấn đề gì đó. Hãy để bản thân làm việc và sáng tạo trong thời gian chờ đợi. Như vậy bạn sẽ không phải nhìn đồng hồ thường xuyên, và đương nhiên bạn sẽ không còn thấy thời gian là vô bổ nữa.

- Cố gắng học tập sự kiên trì: Trước mỗi việc bạn hãy tự mình học cách chờ đợi. Bởi mọi thứ luôn phải trải qua một quá trình, đặc biệt là cần được rèn luyện trong thực tế. Một vài lần đầu sẽ khó, sẽ không quen và thấy rất khó chịu nhưng dần dần nó sẽ thấm sâu vào con người bạn. Ngoài ra, bạn có thể nhờ người khác nhắc nhở, nhưng bản thân cần có sự chủ động. Vì không ai có thể tạo được tính nết cho bạn khi bạn không muốn có điều đó.

3. Kết đoạn: Tổng kết vấn đề.

Câu 2.

Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đổi người xa lạ

Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên sủng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chân thành đối tri kỉ.

Đồng chí!

(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 128)

Trình bày cảm nhận của em về tình đồng chỉ của những người lính trong đoạn thơ trên.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác, ...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, ...)

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và tình đồng chí.

2. Thân bài:

Cơ sở hình thành tình đồng chí

a. Tương đồng về hoàn cảnh

- Tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng giai cấp: đều là người nông dân lao động nghèo khổ. "Quê hương anh ><Làng tôi nghèo ... nước mặn đồng chua xuất cày lên sỏi đá..."

Nghệ thuật: đối, thành ngữ.

+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính.

+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu b. Cùng chung lý tưởng, chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn - Cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: "Tôi với anh đổi người xa lạ ...chẳng hẹn quen nhau.

+ Có chung lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc hòa trong không khí cách mạng thời đại, người nông dân đứng lên làm chủ đất nước.

+ Chung một nhiệm vụ chiến đấu, chung nhau một cuộc đời quân ngũ, chung một hoàn cảnh sinh hoạt, từ đó dẫn đến sự sẻ chia ấm áp. Súng bên súng, đầu sát bên đầu ... đội tri kỉ” - hình ảnh thơ sóng đôi, điệp ngữ. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao thiếu thốn cũng như niềm vui trong cuộc sống. "Đêm rét chung chăn thành đối tri kỉ".

- Dòng thơ đặc biệt, 2 tiếng, từ, dấu chấm than "Đồng chí!" tạo 1 nốt nhấn như một phát hiện, 1 lời khẳng định, là quá trình tất yếu dẫn đến 1 cảm cao đẹp của tình đồng chí. Câu thơ được lấy làm nhan đề của bài, biểu hiện chủ đề, là linh hồn của bài thơ => Nó như bản lề nối liền 2 đoạn thơ khép mở 2 ý thơ: những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí

-> Đoạn thơ cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí là cùng chung xuất thân cảnh ngộ, chung lý tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà gặp gỡ, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, gọi nhau bằng hai từ thiêng liêng “Đồng chí”.

3. Kết bài: Khái quát về những vẻ đẹp của tình đồng chí, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.


Cùng chủ đề:

Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2020 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2021 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng năm 2022
Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng năm 2023
Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang 2020 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang 2021 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang năm 2022
Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang năm 2023
Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình 2020 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình 2021 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình năm 2022