Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình năm 2023 — Không quảng cáo

Đề thi vào 10 môn văn có đáp án - 9 năm gần nhất Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình


Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình năm 2023

Tải về

Đọc đoạn trích: Một trong những khác biệt giữa người thành công và người thất bại là ở thái độ tiếp nhận khác nhau đối với những khó khăn của cuộc sống.

Đề bài

Câu 1. Đọc đoạn trích:

Một trong những khác biệt giữa người thành công và người thất bại là ở thái độ tiếp nhận khác nhau đối với những khó khăn của cuộc sống. Người thất bại thường né tránh, hoặc cam chịu các trở ngại, còn người thành công luôn đi tìm giải pháp, ngay cả khi phải chịu đựng khổ ải bởi họ tin rằng họ sẽ vượt qua.

Rất nhiều người cứ mãi nói về những khó khăn của mình như thể trường hợp của mình là duy nhất và hình như họ cảm thấy cuộc sống của người khác dễ dàng hơn. Trong suy nghĩ của họ, có vẻ như phàn nàn sẽ trút bỏ trở ngại của mình lên người khác và chính điều đó cũng thể hiện rằng họ chưa nhận ra khó khăn là điều vốn có trong cuộc sống.

Ngay khi chúng ta chấp nhận sự thực: Cuộc sống vốn khắc nghiệt, thì chúng ta cũng bắt đầu hiểu rằng, mỗi trở ngại cũng chính là một cơ hội. Thay vì để khó khăn đánh bại, chúng ta hãy đón nhận chúng như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình.

(Trích Đánh thức khát vọng, Nhiều tác giả, NXB Hồng Đức, 2019)

Thực hiện các yêu cầu sau:

a.(0,5 điểm) Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: Trong suy nghĩ của họ, có vẻ như phàn nàn sẽ trút bỏ trở ngại của mình lên người khác và chính điều đó cũng thể hiện rằng họ chưa nhận ra khó khăn là điều vốn có trong cuộc sống.

b.(0,5 điểm) Trong đoạn trích, người thành công thường có thái độ tiếp nhận như thế nào đối với những khó khăn của cuộc sống?

c.(1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý kiến sau?

Rất nhiều người cứ mãi nói về những khó khăn của mình như thể trường hợp của mình là duy nhất và hình như họ cảm thấy cuộc sống của người khác dễ dàng hơn.

d.(1,0 điểm) Trình bày thông điệp có ý nghĩa nhất mà em rút ra được từ đoạn trích trên. Lí giải vì sao.

Câu 2. Em hãy viết một đoạn văn (có độ dài khoảng 15 dòng) để trả lời câu hỏi: Mỗi học sinh cần phải làm gì để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập của bản thân?

Câu 3. Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) để thấy được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

a

Phương pháp:

Căn cứ bài trạng ngữ.

Cách giải:

Trạng ngữ: Trong suy nghĩ của họ.

b

Phương pháp:

Đọc, tìm ý.

Cách giải:

Thái độ của người thành công khi tiếp nhận khó khăn là luôn đi tìm giải pháp, ngay cả khi phải chịu đựng khổ ải bởi vì họ tin rằng họ sẽ vượt qua.

c

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

HS nêu quan điểm cá nhân phù hợp với nội dung câu nói được trích dẫn.

Gợi ý: Câu nói trên có thể hiểu là nhiều người luôn thãn vãn về khó khăn của mình, coi mình là người khốn khổ và vất vả nhất. Nhưng họ lại không bỏ công sức ra để tìm ra phương hướng, lối đi để thoát ra khỏi những khó khăn ấy.

d

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

HS lựa chọn thông điệp có ý nghĩa phù hợp với nội dung đoạn trích và đưa ra lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Thông điệp về việc không ngừng nỗ lực, cố gắng khi gặp khó khăn.

- Thông điệp về việc tìm thấy cơ hội ngay trong chính khó khăn của mình.

-….

Câu 2:

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề: Mỗi học sinh cần phải làm gì để vượt qua trở ngại, khó khăn trong học tập của chính mình.

2. Bàn luận

- Trở ngại, khó khăn là những điều mà chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải trong quá trình học tập do tri thức còn hạn hẹp, do phương pháp học tập chưa đúng,…

=> Nhưng đứng trước những trở ngại, khó khăn đó ta không được lùi bước mà phải tìm hướng để giải quyết chúng.

- Cần làm gì để vượt qua trở ngại, khó khăn trong học tập?

+ Cần xác định vấn đề khó khăn mình đang gặp phải là gì, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

+ Đứng trước khó khăn không được nản lòng, thoái chí.

+ Tận dụng sự giúp đỡ của những người xung quanh: thầy cô, bạn bè,…

+ ….

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Phê phán những bạn vừa thấy khó khăn đã bỏ cuộc.

3. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Câu 3:

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Cách giải: 1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.

- Giới thiệu về nhân vật Phương Định.

2. Thân bài:

a. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương:

- Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:

+ Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn -> thấy mình là một cô gái khá.

+ Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội.

+ Đặc biệt, Phương Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát.

+ Cô vui thích cuống cuồng trước 1 cơn mưa đá.

+ Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.

- Vào chiến trường 3 năm, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ gìn vẹn nguyên, thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này.

Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:

+ Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương.

+ Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình.

+ Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cô gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng.

Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn, tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống.

Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất.

b. Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường:

- Phương Định cùng đồng đội phải đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:

+ Cô thuộc tôt trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.

+ Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ.

+ Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn phải đảm đương việc phá bom nổ chậm -> nhiệm vụ đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết lẩn trong ruột những quả bom.

- Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến mức “thần kinh căng như chão… tim đập bất chấp cả nhịp điệu”.

- Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định.

- Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm:

+ Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ.

+ Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom; tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”

Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ.

3. Kết bài:

- Nội dung:

+ Khắc họa thành công với những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ là: Phương Định. Họ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

+ Qua đó, ngợi ca tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn.

- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kể chuyện sinh động, ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt.


Cùng chủ đề:

Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang năm 2022
Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang năm 2023
Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình 2020 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình 2021 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình năm 2022
Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình năm 2023
Đề thi vào 10 môn Văn Hồ Chí Minh 2015 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Hồ Chí Minh 2016 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Hồ Chí Minh 2020 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Hồ Chí Minh 2022 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Văn Hồ Chí Minh 2023 có đáp án và lời giải chi tiết