Đề thi vào 10 môn Văn Khánh Hòa năm 2021
Tải vềĐọc đoạn trích sau: Mẹ vẫn luôn ở đây như mọi khi con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy mẹ biết rất nhiều lần con ghét mẹ đến mức không thèm nhìn dù vẫn thấy trái tim của một đứa con, mẹ biết vẫn luôn là vậy tìm cách từ chối những ân cần..
Đề bài
PHẦN I (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
Mẹ vẫn luôn ở đây như mọi khi con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy mẹ biết rất nhiều lần con ghét mẹ đến mức không thèm nhìn dù vẫn thấy trái tim của một đứa con, mẹ biết vẫn luôn là vậy tìm cách từ chối những ân cần... Mẹ vẫn luôn ở đây lúc con mỏi gối chôn chân nhìn ra chung quanh biết cuộc đời xa lạ con không cần làm gì và cũng không cần phải mặc cả mẹ sinh ra con giống như thân cây này mâm một chiếc lá đã có gốc rễ lo về trồng... Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con, con biết không!
(Trích Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con..., Nguyễn Phong Việt, Sao phải đau đến như vậy, NXB Văn hoá - Văn nghệ, 2017, tr.64-65)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất của đoạn trích.
Câu 3. Em hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ sau:
mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá
đã có gốc rễ lo vun trồng.
Câu 4. Trong cuộc sống, có những đứa con đôi khi tìm cách từ chối những ân cần của cha mẹ. ở vị trí của một người con, theo em, điều đó đáng chê trách hay có thể cảm thông? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,00 điểm)
Câu 1 (2,00 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách thể hiện tình yêu thương của bản thân đối với gia đình.
Câu 2 (5,00 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).
Lời giải chi tiết
Phần I.
Câu 1.
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? |
Phương pháp: căn cứ các thể thơ đã học.
Cách giải:
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2.
Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất của đoạn trích. |
Phương pháp: căn cứ bài Liệt kê.
Cách giải:
Phép liệt kê trong đoạn trích: Con vấp ngã, con ốm đau, con quấy khóc.
Câu 3.
Em hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ sau: mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá đã có gốc rễ lo vun trồng… |
Phương pháp: phân tích, lí giải.
Cách giải:
Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải.
Gợi ý:
Hai câu thơ nói đến tình yêu thương vô điều kiện, sự chở che, vun đắp mà người mẹ dành cho đứa con của mình.
Câu 4.
Trong cuộc sống, có những đứa con đôi khi tìm cách từ chối những ân cần của cha mẹ. ở vị trí của một người con, theo em, điều đó đáng chê trách hay có thể cảm thông? Vì sao? |
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
Học sinh trình bày quan điểm của mình, có lý giải.
Gợi ý:
- Đáng trách: phụ tấm lòng của cha mẹ, làm tổn thương đến những đấng sinh thành, bỏ lỡ đi tình cảm thiên g liêng nhất
- Cảm thông: Lứa tuổi chưa đủ trưởng thành, suy nghĩ chưa sâu, …
Phần II.
Câu 1.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách thể hiện tình yêu thương của bản thân đối với gia đình. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề.
II. Thân đoạn
1. Giải thích
- Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…
=> Khẳng định tình yêu thương của bản thân đối với gia đình ( ông bà, cha mẹ, anh chị).
2. Biểu hiện
Cần làm gì để xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình?
- Phải biết yêu thương trân trọng những người thân trong gia đình. Quan tâm đến cha mẹ là việc làm đầu tiên của người con có trách nhiệm với gia đình.
- Ra sức gìn giữ, bảo vệ hạnh phúc của gia đình.
- Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
- Học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui.
- Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ.
- Anh chị em trong nhà yêu thương nhau.
3. Ý nghĩa
- Gia đình có tình cảm gia đình sẽ hạnh phúc.
- Được mọi người thương yêu, quý mến và tôn trọng.
- Ông bà cha mẹ tự hào.
4. Vai trò của em trong tình cảm gia đình:
- Cố gắng học tập và rèn luyện.
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
5 . Phê phán:
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không xem trọng hạnh phúc gia đình. Họ sống ích kỉ, chỉ biết đến nhu cầu và lợi ích của bản thân, không thực hiện các nghĩa vụ đối với gia đình. những người như thế thật đáng chê trách.
III. Kết đoạn:
- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng.
- Chúng ta cần học tập tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ.
Câu 2.
Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài:
- Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn về tình cha con sâu nặng.
- Với nhân vật chính là bé Thu – một cô bé đã phải lớn lên trong một gia đình vắng bóng người cha.
2. Thân bài:
a. Luận điểm 1: bé thu trong những ngày đầu gặp cha
*Lúc mới gặp cha:
- Giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng.
- Mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”.
=> Sự hồn nhiên ngây thơ, ngạc nhiên xen lẫn sợ hãi.
*Những ngày ông Sáu ở nhà
- Anh Sáu càng vỗ về thì lại càng đẩy ra.
- Không chịu gọi anh Sáu là ba, cứ xem như người lạ.
- Không chịu gọi ba vào ăn cơm, thấy má giận nó chỉ nói trổng.
- Nhờ anh Sáu chắt nước nồi cơm một cách miễn cưỡng, tiếp tục nói trổng.
- Được anh Sáu gắp trứng vào tô nhưng lại hất ra, tuy bị đánh nhưng không khóc rồi chạy sang nhà ngoại.
=> Thể hiện sự mạnh mẽ, pha chút bướng bỉnh.
b. Khi bé thu đã nhận ra cha mình
- Nhận ra tình cha con thật chất, lòng vô cùng ân hận.
- Không còn bướng bỉnh, lạnh lùng.
- Hôn khắp người, ôm chặt không cho cha đi.
=> Lòng thương cha vô bờ bến, biết hối hận về những gì mình đã làm.
3. Kết bài:
- Bé Thu tuy có nhiều tính cách khác nhau nhưng suy cho cùng vẫn là một cô bé rất yêu thương cha.
- Bằng cách miêu tả tâm lí và xây dựng hình ảnh nhân vật bé Thu sâu sắc, tác giả đã đem đến người đọc một câu chuyện về tình cha con cảm động.