Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2022
Tải vềGạch dưới từ ngữ đúng chính tả trong các cặp sau: Khoanh vào một từ trong dãy từ sau theo yêu cầu:
Đề thi
BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM 2022
Môn: TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (1,5 điểm)
Đọc các đoạn văn sau:
(1) Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. [..] Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,... Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc.
( Trống đồng Đông Sơn - Theo Nguyễn Văn Huyên)
(2) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
( Tranh làng Hồ - Theo Nguyễn Tuân)
(3) Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đảo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
( Tà áo dài Việt Nam - Theo Trần Ngọc Thêm)
a. Nối sự vật ở cột A và thông tin ở cột B cho phù hợp.
b. Ba sự vật được giới thiệu trong ba đoạn văn trên có điểm gì chung? Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng.
A. Đều là tác phẩm thuộc nghệ thuật tạo hình
B. Đều là nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam
C. Đều là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ
D. Đều là sản phẩm văn hóa truyền thống dân tộc
c. Viết một câu bộc lộ cảm xúc của em về một trong ba sự vật được giới thiệu ở trên.
Câu 2 (1,0 điểm)
Gạch dưới từ ngữ đúng chính tả trong các cặp sau:
(1) bánh chưng/bánh trưng
(2) tranh dành/tranh giành
(3) giày vò/dày và
(4) đen sì/đen xì
(5) hoạch hoẹ/hoạnh hoẹ
(6) xuất sắc/xuất xắc
(7) nghuệch ngoạc/ nguệch ngoạc
(8) ăn nên làm ra/ăn lên làm ra
Câu 3 (0,5 điểm)
Khoanh vào một từ trong dãy từ sau theo yêu cầu:
a. Từ không cùng nhóm về cấu tạo: xanh um, mát rượi, tươi tốt, hoa phượng
b. Từ không cùng nhóm về nghĩa: bình đẳng, bình tâm, bình thản, điềm nhiên
Câu 4 (1,0 điểm)
Đọc các câu sau và điền thông tin phù hợp vào chỗ trống:
(1) Dưới lũy tre xanh, bò nằm ngẫm nghĩ.
(2) Em bé đã biết bò.
(3) Chiếc xe ì ạch bò lên dốc.
a. Từ “ bò ” trong câu số (1) thuộc từ loại: ........................................................
b. Quan hệ giữa từ “ bò ” trong các câu trên là đồng âm hay nhiều nghĩa?
- Từ “ bò ” trong câu số (1) và (2): ...................................................................
- Từ “ bò ” trong câu số (2) và (3): ...................................................................
Câu 5 (1,5 điểm)
Đọc các câu sau:
(1) Bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước tĩnh lặng.
(2) Bên cạnh thác nước, một con chim mẹ đang làm tổ trong bụi cây.
(3) Nhà vua càng ngắm bức tranh thứ hai, ông càng thấm thía: bình yên thực sự là ở trong chính tâm hồn mỗi người.
(4) Bức tranh thứ hai vẽ cảnh một ngọn núi cao và một thác nước dữ dội.
(5) Mặc dù thác nước gào thét nhưng chim mẹ vẫn đậu yên bình trong tổ.
(6) Ngày xưa, một nhà vua nọ tổ chức cuộc thi vẽ tranh về cảnh yên bình nhất và ông đã chọn được hai bức tranh.
a. Sắp xếp các câu trên theo trật tự hợp lí: .......................................................
b. Phân loại câu (2), (3), (6) vào hai nhóm sau:
Câu đơn |
Câu ghép |
Câu số…………................................. |
Câu số…………................................. |
Câu 6 (0,5 điểm)
Đọc câu văn sau:
Khi tu hú gọi mùa vải chín và ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ, hoa phượng như đón lấy đủ sắc thẳm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh chảy rực suốt hè.
( Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ - Theo Phạm Lê Châu)
Khoanh vào chữ cái trước đáp án nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu văn trên.
A. tu hú
B. ve
C. hoa phượng
D. hoa phượng như đón lấy đủ sắc thắm của hoa
Câu 7 (1,0 điểm)
Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của phép nhân hóa được sử dụng trong câu văn ở câu 6.
Câu 8 (3,0 điểm)
Mùa hè đến rồi! Sau chuỗi ngày ở nhà vì dịch bệnh COVID-19, em mơ ước được đi đâu? Lên núi ngắm cảnh mây trời, làng bản trong sương; xuống biển hòa mình cùng làn nước trong xanh và chạy chân trần trên cát hay trở về làng quê với cánh đồng lúa chín vàng óng ả,...?
Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) miêu tả một cảnh thiên nhiên mà em mơ ước được đến khám phá trong mùa hè này.
------- Hết --------
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (1,5 điểm)
a. Nối sự vật ở cột A và thông tin ở cột B cho phù hợp.
b. Ba sự vật được giới thiệu trong ba đoạn văn trên đều là sản phẩm văn hóa truyền thống dân tộc.
Chọn D.
c. Em rất tự hào về vẻ đẹp hiền hòa, mang đậm tính nhân văn của hoa văn trên trống đồng Đông Sơn.
Câu 2 (1,0 điểm)
Gạch dưới từ ngữ đúng chính tả trong các cặp sau:
(1) bánh chưng /bánh trưng
(2) tranh dành/ tranh giành
(3) giày vò /dày vò
(4) đen sì /đen xì
(5) hoạch hoẹ/ hoạnh hoẹ
(6) xuất sắc /xuất xắc
(7) nghuệch ngoạc/ nguệch ngoạc
(8) ăn nên làm ra /ăn lên làm ra
Câu 3 (0,5 điểm)
a.
- Các từ xanh um, mát rượi, hoa phượng là từ ghép chính phụ
- Từ tươi tốt là từ ghép đẳng lập
=> Từ tươi tốt không cùng nhóm về cấu tạo với các từ còn lại.
b.
- Các từ bình tâm, bình thản, điềm nhiên đều chỉ trạng thái bình tĩnh, làm chủ được tình cảm, cảm xúc
- Từ bình đẳng có nghĩa là ngang hàng
=> Từ bình đẳng không cùng nhóm về nghĩa với các từ còn lại
Câu 4 (1,0 điểm)
a. Từ bò trong câu số (1) là danh từ chỉ 1 loài động vật.
b.
- Từ “ bò ” trong câu số (1) và (2): từ đồng âm
+ Từ bò trong câu số (1) chỉ 1 loài động vật.
+ Từ bò trong câu số (2) chỉ hoạt động của con người.
- Từ “ bò ” trong câu số (2) và (3): từ nhiều nghĩa
+ Từ bò trong câu (2) và (3) đều là động từ
+ Từ bò trong câu (2) chỉ hoạt động của người
+ Từ bò trong câu (3) được dùng với nghĩa chuyển, chỉ sự di chuyển chậm chạp của chiếc xe
Câu 5 (1,5 điểm)
a. Trật tự hợp lí của các câu là: (6) – (1) – (4) – (2) – (5) – (3)
b.
(2) Bên cạnh thác nước , một con chim mẹ // đang làm tổ trong bụi cây .
TN CN VN
(3) Nhà vua // càng ngắm bức tranh thứ hai , ông // càng thấm thía: bình yên thực
CN 1 VN 1 CN 2 VN 2
sự là ở trong chính tâm hồn mỗi người.
(6) Ngày xưa , một nhà vua nọ // tổ chức cuộc thi vẽ tranh về cảnh yên bình nhất
TN CN 1 VN 1
(và) ông // đã chọn được hai bức tranh .
CN 2 VN 2
Câu đơn |
Câu ghép |
Câu số (2) |
Câu số (3) , (6) |
Câu 6 (0,5 điểm)
Khi tu hú gọi mùa vải chín và ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ, hoa phượng // như
TN CN
đón lấy đủ sắc thẳm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh chảy rực suốt hè.
VN
Chủ ngữ của câu là: hoa phượng
Chọn C.
Câu 7 (1,0 điểm)
Phép nhân hóa: tu hú gọi mùa vải và ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ
Việc sử dụng biện pháp nhân hóa giúp câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Câu 8 (3,0 điểm)
Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu cảnh đẹp thiên nhiên mà em định tả: Đó là cảnh đẹp thiên nhiên nào? Ở đâu?
- Nêu đặc điểm nổi bật: Nhìn xa cảnh vật như thế nào? Khi đến gần cảnh vật thế nào?
- Tả chi tiết: Nơi đó có gì khiến em thấy thích thú? Con người nơi đó như thế nào?
- Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó