Đi trong hương tràm Ngữ Văn 10 — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 10 Tác giả tác phẩm - Cánh Diều - Tập 2


Đi trong hương tràm

Đi trong hương tràm bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10

Tác giả

Tác giả Hoài Vũ

1. Tiểu sử

- Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Đình Vọng (sinh năm 1935) là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, dịch giả

- Ông sinh ngày 25-8-1935 tại Quảng Ngãi, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông tham gia hoạt động văn học ở miền Nam trong những năm kháng chiến với các chức vụ: ủy viên Tiểu ban Văn nghệ khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, ủy viên thường trực Hội Văn nghệ giải phóng miền nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ giải phóng (Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam).

- Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, ông lần lượt giữ cương vị: ủy viên Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới (Hội Nhà văn Việt Nam), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh), Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng.

2. Sự nghiệp văn học

- Thơ:

+ Vàm Cỏ Đông

+ Anh ở đầu sông em cuối sông (1989)

+ Đi trong hương tràm

+ Hoàng hôn lặng lẽ

+ Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như bài hát: Vàm Cỏ Đông, Chia tay hoàng hôn...

Văn xuôi

+ Tiếng sáo trúc

+ Rừng dừa xào xạc (1977)

+ Quê chồng (1978)

+ Bông sứ trắng (1980)

+ Bên sông Vàm Cỏ (1980)

+ Vườn ổi (1982)

- Dịch thuật

+ Loạn luân

+ Người đàn bà bất hạnh

+ Nữ điền chủ cuối cùng

+ Hồn ma

+ A-sư-ma bé bỏng

...

Tác phẩm

Đi trong hương tràm

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: Thơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: in trong “Tuyển tập thơ Việt Nam”.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Bố cục:

Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên

Khổ 2: Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau

Khổ 3: Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm

Khổ 4: Hương tràm trong tâm trí con người

5. Giá trị nội dung:

- Bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long đầy sắc hương

- Khung cảnh sinh hoạt nơi sông nước

- Tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà

6. Giá trị nghệ thuật:

- Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả

- Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Khung cảnh thiên nhiên

- Khung cảnh đẹp đẽ, thơ mộng

+ Gió mây

+ Hoa tràm e ấp – vòm lá

→  Khung cảnh nên thơ trữ tình

- Nhân hóa “mây trời tỏa bay”

→ Ước mơ khát vọng của con người sông nước

2. Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau

- Không gian , thời gian

+ Xa cách bao lâu

+ Gió mây đổi hướng thay màu

+ Trái tim em không trao a nữa

- Tình cảm: hương tràm – ta bên nhau

→ Hương tràm kết nối, nâng đỡ tâm hồn, cảm xúc của những người yêu nhau

3. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm

- Thiên nhiên mang đậm hương vị Đồng bằng sông Cửu Long

+ Gió thổi

+ Trời cao

+ Cánh đồng rộng

- Tâm trạng con người

- Nỗi nhớ thương hương tràm còn mà người không còn

→ Biện pháp liệt kê nhấn mạnh vào nỗi nhớ thương da diết của nhân vật trữ tình

4. Hương tràm trong tâm trí con người

- Điệp từ: “Anh vẫn” 3 lần

- Liệt kê: Bóng tràm, lá tràm, hương tràm

→ Hương tràm đã ăn sâu vào tâm trí của con người nơi đây, dù có cách xa thì “em” cùng hương tràm vẫn mãi luôn gắn bó và trở thành nỗi nhớ trong “anh”


Cùng chủ đề:

Đất nước - Nguyễn Đình Thi (Cánh Diều)
Đất nước Ngữ Văn 10
Đất rừng phương Nam Ngữ Văn 10
Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
Đi san mặt đất
Đi trong hương tràm Ngữ Văn 10
Đừng gây tổn thương Ngữ Văn 10