Định hướng khi viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 11 Lý thuyết Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch Văn 11


Định hướng khi viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch

Bên cạnh những điểm chung của nghị luận văn học, nghị luận về một tác phẩm kịch cần đáp ứng những yêu cầu riêng

ĐỊNH HƯỚNG KHI VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM KỊCH

- Nghị luận về một tác phẩm kịch (kịch bản văn học) thuộc kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung của nghị luận văn học, nghị luận về một tác phẩm kịch cần đáp ứng những yêu cầu riêng, chẳng hạn:

+ Phải xác định được tiểu loại kịch: bi kịch, hài kịch hay chính kịch

+ Phải thấy được việc phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hiện và tương tác của nhân vật trong từng lớp (cảnh)

+ Nhận diện và phân tích được sự vận động của hành động kịch và xung đột kịch cũng như lời thoại của các nhân vật

- Để viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch, cần lưu ý:

+ Phải hiểu được những điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm kịch hoặc đoạn trích kịch cần nghị luận

+ Tìm đọc các thông tin liên quan đến văn bản kịch sẽ bàn luận

+ Thực hiện đầy đủ các bước cần thiết của việc tạo lập một văn bản nghị luận


Cùng chủ đề:

Đặc điểm ngôn ngữ viết
Đặc điểm và yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học
Định hướng bài thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Định hướng khi nghe bài thuyết minh tổng hợp
Định hướng khi thực hành bài giới thiệu một tác phẩm kịch
Định hướng khi viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch
Định hướng khi viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Định hướng khi viết bài thuyết minh tổng hợp