Dốc lên khúc khuỷu, ... Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Đây là một khổ thơ tuyệt bút của Quang Dũng trong bài Tãy Tiến. Hãy bình giảng để làm nổi rõ
Trên đường hành quân ra trận, hình ảnh một mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mỏng nơi lưng chừng núi thì ấm lòng chiến sĩ, gợi nhớ tình người biết bao! Mặt khác, trên đường hành quân cheo leo vách núi dựng đứng, mà vẫn không bỏ qua một mái nhà thơ mộng như vậy, thì đó chính là tâm hồn hào hoa nghệ sĩ của người lính Tây Tiến
Bài thơ Tâ y Ti ến có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê ) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ. Và đây là một nét đẹp hào hùng trên đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến qua sự hồi tưởng của nhà thơ Quang Dũng:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Hen hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mư a xa khơi
Bốn câu thơ mà dựng lên trước mắt ta cái độ cao đến rợn người của chiến trường Tây Tiến. Người lính phải hành quân lên cao mãi, hết dốc này đến dốc khác, đã “khúc khuỷu” lại “thăm thẳm”. Nhịp thơ dừng ở vần trắc Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm tưởng như nghe được nhịp thở nặng nhọc, gấp gáp của người chiến sĩ đang trèo núi để chiếm lĩnh những độ cao thăm thẳm. Ngỡ như các anh đang đi trong mây, đang cưỡi trên mây (“cồn mây”) để lên đến đỉnh trời. Và khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất thì “súng” các anh đã “ngửi trời”! Có một tiếng cười, thú vị mà tinh nghịch của người lính hào hoa Hà Nội khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất. Không phải súng chạm trời mà là súng ngửi trời. Khẩu súng được nhân hóa như con người (chính là các anh đó thôi!) đã khiến câu thơ trở nên hóm hỉnh, tinh nghịch, nhưng không kém hào hoa của những chàng trai đất kinh thành hoa lệ lên đánh giặc ở miền Tây. Câu trên nặng nhọc, gấp gáp; câu dưới nhẹ nhàng, thơ mộng trong sự tự hào của người chiến thắng. Ta hiểu đây không chỉ là đinh cao của thiên nhiên mặt đất mà chính là đỉnh cao trong sự chiến thắng của tinh thần, nghị lực người chiến sĩ.
Cái độ cao ấy chắc chắn đã thành ấn tượng trong nỗi nhớ của Quang Dũng đối với chiên trường miền Tây đến mức nhà thơ phải nhắc đến hai lần trong một khổ thơ ngắn. Và lần thứ hai lại là một sáng tạo đặc sắc của thơ Quang Dũng:
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi..
Câu thơ gấp khúc như bị ngắt làm hai Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống diễn tả rõ con đường hành quân lên rất cao rồi lại xuống rấ t sâu trên những vách núi dựng đứng của chiến trường Tây Tiến. Nếu câu trên được dùng nhiều thanh trắc, đặc biệt ở cuối câu thơ {ngàn thước xuống) tạo nên sự khúc khuỷu, gập ghềnh, cheo leo, vất vả thì câu dưới lại dung toàn thanh bằng, hầu hết là thanh không dấu khiến câu thơ êm ả như một sợi khói nhẹ nhàng đang bay lên trời: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi . Sự đối lập của thanh điệu, nhịp điệu câu thơ đem đến sự đối lập của cảnh và tình trong hai câu thơ và đấy chính là nét tài hoa cùa thi sĩ. Xưa, Tản Đà cũng có câu thơ như vậy:
Tài cao ph ậ n th ấp , c hí khí uất
Giang h ồ mê chơi quên quê hương
Nhưng câu thơ của Tản Đà chủ yếu là gợi tình, còn câu thơ của Quang Dũng chủ yếu lại là vẽ cảnh. Tất nhiên trong cảnh có tình. Trên đường hành quân ra trận, hình ảnh một mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mỏng nơi lưng chừng núi thì ấm lòng chiến sĩ, gợi nhớ tình người biết bao! Mặt khác, trên đường hành quân cheo leo vách núi dựng đứng, mà vẫn không bỏ qua một mái nhà thơ mộng như vậy, thì đó chính là tâm hồn hào hoa nghệ sĩ của người lính Tây Tiến - những chàng trai kinh thành “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Tâm hồn các anh phải phong phú, cao đẹp, lãng mạn như thế nào thì mới cảm nhận được cảnh đẹp như vậy. Và chi một khổ thơ nhớ lại bước đường hành quân trên núi cao Tây Tiến của các anh mà đã bộc lộ rõ nét tài hoa ấy. Đó là khẩu khí Quang Dũng đã thổi hồn vào ngôn ngữ thi ca để làm nên khổ thơ tuyệt bút mang đậm chất thơ Tây Tiến này.