Đọc thơ "Nghĩ về cô" — Không quảng cáo

Giải Bài tập tình huống Giáo dục công dân 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo


I. Em đọc thơ "Nghĩ về cô"

Em đọc thơ "Nghĩ về cô" trang 17, 18 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 7. NGHĨ VỀ CÔ Tấm áo xanh bợt vai ....

Gợi ý 1

Tác giả đã xa trường, xa lớp, xa cô giáo đã dạy mình. Vậy tác giả đã nghĩ về cô như thế nào ?

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã nghĩ về cô qua các hình ảnh : tấm áo xanh đã bợt vai, mái tóc dài đốm bạc, hình ảnh cô giáo tất bật, những nét phấn đậm đà, những giọt mồ hôi vất vả trên vầng trán cô và nhớ những giây phút bình yên bên cô.

Gợi ý 2

Hình ảnh áo xanh bợt vai, tóc đốm bạc, dáng tất bật, nét chữ viết phấn trên bảng, giọt mồ hôi... của cô giáo đã nói lên điều gì ?

Lời giải chi tiết:

Những hình ảnh trên đã nói lên sự sự tâm huyết, sự vất vả, sự hy sinh lớn lao của cô, tình yêu nghề, tình yêu thương dành cho học trò của mình.

Gợi ý 3

Nhớ những hình ảnh về cô giáo cũ, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cô qua những câu thơ nào ?

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã thể hiện tình cảm của mình đối với cô qua các câu thơ :

“ Mỗi khi em nhìn thấy

Lòng tự nhiên bồi hồi ”

“ Lớp sóng nào tha thiết

Luôn tìm về đất liền

Em muốn về lớp sóng

Về bên cô bình yên”.

Em đọc truyện

Hướng dẫn đọc : Bài thơ của học sinh cũ viết về cô giáo đã dạy trước đây với một nỗi nhớ và niềm kính yêu da diết. Hãy đọc bài thơ thật diễn cảm như chính các em nghĩ về cô giáo của mình.                              .

NGHĨ VỀ CÔ

Tấm áo xanh bợt vai

Mái tóc dài đốm bạc

Cô hiện lên trong em

Với những nét tất bật.

Em quên làm sao được

Những nét phấn đậm đà

Bước chân cô lên lớp

Em nhận được từ xa.

Giọt mồ hôi vất vả

Trên vầng trán cô rơi

Mỗi khi em nhìn thấy

Lòng tự nhiên bồi hồi.

Tấm bảng xanh ánh sơn

In nghiêng dòng phấn trắng

Chiều để rơi giọt nắng

Khung cửa lớp dịu êm...

Lớp sóng nào tha thiết

Luôn tìm về đất liền

Em muốn về lớp sóng

Về bên cô bình yên!

NGUYỄN MINH TÂM


Cùng chủ đề:

Giải III. Bài học rút ra - Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
Giải III. Bài học rút ra - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
Giải III. Bài học rút ra - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Giải III. Bài học rút ra - Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giải III. Bài học rút ra - Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
Đọc thơ "Nghĩ về cô"
Đọc truyện "Bác Hồ - Mẫu mực về sự giản dị"
Đọc truyện "Cái lẹm móc cua của bà"
Đọc truyện "Câu chuyện của bố tôi"
Đọc truyện "Gia đình"
Đọc truyện "Hai bàn tay"