Dòng mạch rây — Không quảng cáo

Giải bài tập sinh học 11, Sinh lớp 11 - Để học tốt sinh học 11 Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây


Dòng mạch rây

Cấu tạo mạch rây, thành phần, động lực đẩy của dòng mạch rây

DÒNG MẠCH RÂY

Dòng mạch rây (còn gọi là dòng đi xuống) vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+ , Mg2+ … từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ (rễ, hạt, củ, quả…)

1. Cấu tạo của mạch rây

Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm

- Đặc điểm

+ Tế bào ống rây không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh, tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất.

+ Tế bào kèm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây.

2. Thành phần của dịch mạch rây

Dịch mạch rây gồm chủ yếu là saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP...), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8 – 8,5.

3. Động lực của dòng mạch rây

Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.

Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi saccarôzơ được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa (nơi saccarôzơ được sử dụng hay dự trữ) có áp suất thẩm thấu thấp.


Cùng chủ đề:

Chương iii. Sinh trưởng và phát triển
Chương iv. Sinh sản - Sinh học 11
Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kì thích hợp?
Cơ chế điều hòa sinh sản
Dòng mạch gỗ
Dòng mạch rây
Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày
Dự thảo đề thi học kỳ I Sinh 11
Dự thảo đề thi học kỳ II Sinh 11
Dựa vào hình 12. 2, hãy cho biết có bao nhiêu phân tử ATP và phân tử axit piruvic được hình thành từ 1 phân tử glucozơ bị phân giải trong đường phân?
Dựa vào kiến thức Sinh học 10, hãy mô tả cấu tạo của ti thể là bào quan hô hấp hiếu khí