Đóng vai người hàng xóm của anh chàng có Lợn cưới, áo mới kể lại câu chuyện thú vị này. Em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
Tính khoe của có thể biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê như vậy. Bời thế, sống ở đâu phải biết khiêm nhường. Huống chi, của cải chưa phải là điều quan trọng thể hiện giá trị con người.
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu bản thân: là hàng xóm của anh chàng kì quặc.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh câu chuyện
- Đang vớt bèo thì thấy anh hàng xóm đứng gần đó.
b. Diễn biến câu chuyện
- Anh hàng xóm thì may được chiếc áo mới liền mặc ngay, mong được khen, đợi có ai đi qua người ta khen. Anh ta tức giận chí vì anh ta đã đứng từ sáng đến chiều mà chẳng có ai hỏi. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” rất đắt. Nó lột tả được những điều đáng chê cười ở anh chàng này. Một cái áo mới thì có gì đâu mà đến nổi bỏ cả công ăn việc làm, chỉ “hóng” ở cửa để khoe.
- Lại có một anh khác chạy qua hỏi về "con lợn cưới" của anh ta. Anh hàng xóm không trả lời mà khoe ngay vạt áo mới của mình.
- Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh đặc biệt. Lợn sổng, lẽ ra anh ta phải nhanh chạy đi tìm nó. Với dáng bộ hớt ha hớt hải thì khi gặp người, câu đầu tiên mà anh ta phải hỏi chính là: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” mới hợp lí. Thật bất ngờ khi anh ta lại hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Việc gì anh phải nói “lợn cưới” ở đây. Rõ ràng câu hỏi đó của anh chứa đựng hai mục đích. Một là đi tìm lợn. Hai là anh khoe của nhưng nội dung nghiêng về khoe của hơn vì khi đọc, ta sẽ phải nhấn giọng ở từ “lợn cưới”.
c. Bài học rút ra
- Câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác, khoe khoang qua tiếng cười hóm hỉnh của nhân dân.
- Câu chuyện khuyên ta hãy sống khiêm tốn. Đức độ và tài năng của mỗi người sẽ được bộc lộ qua việc làm chứ không bộc lộ qua lời nói.
- Thước đo giá trị con người không phải bằng tiền bạc mà bằng tài năng, trí tuệ và sự đóng góp, cống hiến của người đó đối với cộng đồng, xã hội.
3. Kết bài
– Trong cuộc sống ngày nay, bệnh khoe khoang vẫn còn tồn tại. Vì vậy, chúng ta cần phê phán để cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.
– Câu chuyện là bài học bố ích cho bản thân em. Trong học tập và trong cuộc sống em không được coi khinh những bạn có điều kiện kinh tế không bằng mình. Và điều quan trọng là em phải biết khiêm tốn, không khoe khoang, khoác lác.
Bài mẫu
Hàng xóm nhà tôi là một anh chàng kì quặc! Tính anh ta chẳng khác trẻ con là mấy, đặc biệt cái tính hay khoe của.
Hôm ấy, tôi đi vớt bèo dưới ao làng. Trời vừa sáng, tôi cắp thúng ra ao, vừa đến nơi đã thấy anh hàng xóm đứng ngó nghiêng ở ngã ba cạnh bờ ao. Anh ta mặc một chiếc áo mới màu nâu sậm. Chà! Lại sắp khoe rồi đây! Để tránh rắc rối, tôi phải đi đường vòng để tránh gặp. Vớt bèo dưới ao, thỉnh thoảng ngẩng lên, tôi vẫn thấy anh ta đứng đó ngó nghiêng. "Đến chỗ anh ta rồi - Tôi thầm nghĩ - Có lẽ sáng này không ai đi đâu ra khỏi làng". Mãi đến chiều mới thấy một người hớt hải chạy đến. Anh ta hỏi anh hàng xóm của tôi:
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?
Tôi suýt bật cười! Trời ơi, lại thêm một anh khoe của nữa! May sao tôi nén được để chờ nghe câu trả lời của người hàng xóm. Anh hàng xóm của tôi trả lời rành rọt lừng tiếng một:
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
Đến đây, tôi bật cười thành tiếng. Hai anh chàng hợm của quay ra nhìn tôi đỏ mặt.
Tính khoe của có thể biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê như vậy. Bời thế, sống ở đâu phải biết khiêm nhường. Huống chi, của cải chưa phải là điều quan trọng thể hiện giá trị con người. Từ câu chuyện về những anh chàng hay khoe của, tôi luôn tự nhủ mình như thế.