Em hãy phân tích cuộc trò chuyện giữa hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều
Bối cảnh câu chuyện ở một làng quê ven sông Đáy, gần hai giờ sáng, hai anh em tỉnh dậy lo lắng cho đàn chìa vôi con còn nhỏ ở giữa bãi sông: “Hai anh em trò chuyện lo lắng cho bầy chim non…
Bối cảnh câu chuyện ở một làng quê ven sông Đáy, gần hai giờ sáng, hai anh em tỉnh dậy lo lắng cho đàn chìa vôi con còn nhỏ ở giữa bãi sông: “Hai anh em trò chuyện lo lắng cho bầy chim non… Hai đứa bé nằm trong chiếc chăn dạ đã rách nhiều chỗ thì thầm nói chuyện. Bên ngoài mưa”. Trời càng gần sáng hai anh em càng lo lắng hơn khi có người đi đường nói chuyện, “Mưa càng to và gió càng mạnh. Cánh cửa liếp bị gió thổi đập cành cạch. Có tiếng người đi qua đầu ngõ nhà hai đứa bé gọi nhau… Năm nay nước sông to phải biết.”. Chính cuộc trò chuyện ấy dẫn tới quyết định cứu bầy chim của Mên. Lúc này, tác giả cũng cho ta biết tập tính của đàn chim được giới thiệu: “Hàng năm vào mùa nước cạn, giữa sông làng nổi lên một dải cát. Sau một thời gian, những đám rong sông tốt bời bời héo dần làm thành một đệm êm trên cát. Vào lúc đó, những con chim chìa vôi mảnh khảnh và ít lời từ hai bờ sông bay ra bãi cát. Chúng tìm những đám rong khô và dày để đẻ trứng. Khi những con chim chìa vôi non đã đủ lông cánh cũng là lúc có những đám mây lạ từ dãy núi đá vôi Hoà Bình bay về báo hiệu mùa mưa”. Với bọn trẻ, bầy chim chìa vôi là một bí mật nhỏ của chúng. Chúng yêu thương và bảo vệ đàn chìa vôi khỏi những nguy hiểm. Những đứa trẻ như Mon và Mên đã không quản mưa gió, gắng sức cứu những con chim nhỏ bé vì sợ chúng bị chết đuối khi lũ về… Những tấm lòng yêu mến và trân trọng thiên nhiên ấy đã phần nào giúp xoa dịu những tổn thương của môi trường do con người mang lại. Tuy nhỏ nhoi nhưng họ đã giữ gìn “màu xanh”, bảo vệ lấy những gì mong manh trước bao sự hủy hoại, tàn phá. Chúng ngây thơ và non nớt như chính đàn chìa vôi kia, cũng cần được bảo vệ và yêu thương.