Giải bài 1 chủ đề 3 giáo dục thể chất 10 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết — Không quảng cáo

Giải giáo dục thể chất 10, giải gdtc 10, giải thể dục 10 kết nối tri thức Chủ đề 3. Kĩ thuật đá bóng


Bài 1. Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Vì sao kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân không thể tạo ra đường bóng mạnh và xa?

Câu 1

Vận dụng kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, trò chơi vận động để vui chơi và rèn luyện sức khỏe hàng ngày

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng lòng bàn chân (SGK trang 27)

- Học sinh tự vận dụng kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân để luyện tập,rèn luyện hàng ngày

Lời giải chi tiết:

- Một số phương pháp luyện tập:

+ Luyện tập cá nhân với những bài bổ trợ, luyện tập không có bóng tại trỗ và di chuyển mô phỏng động tác chân trụ,vung chân đá bóng kết hợp xoay lòng bàn chân ra trước, nếu có bóng thì tập đá tại chỗ và phối hợp chạy đà đá bóng vào tường

+ Luyện tập cặp đôi: Luân phiên giữ bóng bằng gan bàn chân và phối hợp chuyền bóng cho nhau bằng lòng bàn chân

+ Luyện tập nhóm: Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập đá bóng bằng lòng bàn chân

- Trò chơi vận động: Kẹp bóng bật nhảy tiếp sức

+ Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch xuất phát.

+ Thực hiện: Lần lượt từng bạn của mỗi bạn kẹp bóng giữa hai cẳng chân bật nhảy đến đích, bạn tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn thực hiện trước đã vượt qua vạch đích.

Câu 2

Vì sao kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân không thể tạo ra đường bóng mạnh và xa?

Phương pháp giải:

- Nghiên cứu kĩ phần 1.Kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng lòng bàn chân (SGK trang 27) và 2. Phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân (SGK trang 28)

- Rút ra được lý do vì sao kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân lại không thể tạo ra đường bóng mạnh và xa

Lời giải chi tiết:

Do kết cấu động tác lúc chân đá bóng đánh ra trước tới một mức độ hợp lý nhất định, thì đầu gối và mũi bàn chân phải xoay ra phía ngoài cơ thể, làm cho sự đánh chân đá bóng bị hạn chế. Do đó bóng đá đi không căng và không xa.

Câu 3

Phối hợp kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật đá bóng lăn sệt cùng chiều, ngược chiều bằng lòng bàn chân thường được sử dụng trong tình huống nào?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế sau những buổi luyện tập và tham gia trò chơi để rút ra nên sử dụng kĩ thuật phối hợp 2 kĩ thuật di chuyển và đá bóng sệt trong tình huống nào

Lời giải chi tiết:

Phối hợp kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật đá bóng lăn sệt cùng chiều, ngược chiều bằng lòng bàn chân trong tình huống cần dẫn bóng và chuyền ngắn cho đồng đội.


Cùng chủ đề:

Giải bài 1 chủ đề 2 giáo dục thể chất 10 môn bóng rổ kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 2 giáo dục thể chất 10 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 2 giáo dục thể chất 10 môn cầu lông kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 3 giáo dục thể chất 10 môn bóng chuyền kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 3 giáo dục thể chất 10 môn bóng rổ kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 3 giáo dục thể chất 10 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 3 giáo dục thể chất 10 môn cầu lông kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 4 giáo dục thể chất 10 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 4 giáo dục thể chất 10 môn cầu lông kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 5 giáo dục thể chất 10 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 5 giáo dục thể chất 10 môn cầu lông kết nối tri thức chi tiết