Giải bài 1 chủ đề 3 giáo dục thể chất 11 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết — Không quảng cáo

Giải giáo dục thể chất 11, giải gdtc 11, giải thể dục 11 kết nối tri thức Chủ đề 3: Kĩ thuật đá bóng


Bài 1: Kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân

Yếu tố nào quyết định thời điểm đặt chân trụ và vung chân lăng khi đá bóng lăn sệt cùng chiều và ngược chiều? Trong luyện tập kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân cần lưu ý những vấn đề gì?

Câu 1

Câu 1 (Trang 32, SGK giáo dục thể chất 11 môn bóng đá):

Yếu tố nào quyết định thời điểm đặt chân trụ và vung chân lăng khi đá bóng lăn sệt cùng chiều và ngược chiều?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức mới (SGK trang 29)

Lời giải chi tiết:

- Đá bóng lăn sệt cùng chiều: Khi bóng lăn đến ngang bàn chân trái là thời điểm dùng lòng bàn chân phải đá vào phần giữa, phía sau bóng (so với hướng đá bóng đi)

- Đá bóng lăn sệt ngược chiều: Chân trái đặt vào vị trí làm trụ và vung chân phải khi còn cách bóng khoảng 1 bước chân. Khi bóng lăn đến ngang bàn chân trái là thời điểm dùng lòng bàn chân phải để đá vào phần giữa, phía sau bóng (so với hướng đá bóng đi)

Câu 2

Câu 2 (Trang 32, SGK giáo dục thể chất 11 môn bóng đá):

Trong luyện tập kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân cần lưu ý những vấn đề gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần Kiến thức mới (SGK trang 29)

- Chỉ ra những điểm cần lưu ý khi thực hiện kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân

Lời giải chi tiết:

- Kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt cùng chiều bằng lòng bàn chân

+ TTCB: Đứng chân trước chân sau (hoặc hai chân rộng bằng vai), thân người cùng chiều với hướng bóng lăn; quan sát và nhận biết tốc độ lăn của bóng (H.2a).

+ Thực hiện: Từ TTCB, di chuyển theo bóng bằng bước đi hoặc bước chạy với tốc độ lớn hơn tốc độ lăn của bóng (H.2b) chân tại đạt phía trước bóng, lệch về bên trái của bóng 10 – 15 cm (H.2c). Khi bóng lăn đến ngang bàn chân trái là thời điểm dùng lòng bàn chân phải đá vào phần giữa, phía sau bóng (so với hướng đá bóng di) (H.2d, H.2e)

+ Kết thúc: Xoay bàn chân về tư thế ban đầu, bước tiếp ra trước 1 – 2 bước để giám tốc độ chuyển động của cơ thể và giữ thăng bằng.

- Kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt ngược chiều bằng lòng bàn chân

+ Thực hiện: Từ TTCB, di chuyển ngược chiều với hướng lăn đến của bóng bằng bước đi hoặc bước chạy (H.3b), chân trái đạt vào vị trí làm trụ và vung chân phải khi còn cách bóng khoảng một bước chân (H.3c). Khi bóng lăn đến ngang bàn chân trái là thời điểm dùng lòng bàn chân phải để đá vào phần giữa, phía sau bóng (so với hướng đá bóng đi) (H.3d, H.3e)

+ Kết thúc: Xoay bàn chân phải về tư thế ban đầu, bước tiếp ra trước 1 -2 bước đề giảm tốc độ chuyển động của cơ thể và giữ thăng bằng.


Cùng chủ đề:

Giải bài 1 chủ đề 2 giáo dục thể chất 11 môn bóng rổ kết nối tri thức chi tiết"
Giải bài 1 chủ đề 2 giáo dục thể chất 11 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 2 giáo dục thể chất 11 môn cầu lông kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 3 giáo dục thể chất 11 môn bóng chuyền kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 3 giáo dục thể chất 11 môn bóng rổ kết nối tri thức chi tiế3
Giải bài 1 chủ đề 3 giáo dục thể chất 11 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 3 giáo dục thể chất 11 môn cầu lông kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 4 giáo dục thể chất 11 môn bóng chuyền kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 4 giáo dục thể chất 11 môn bóng rổ kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 4 giáo dục thể chất 11 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 1 chủ đề 4 giáo dục thể chất 11 môn cầu lông kết nối tri thức chi tiết