Giải bài 1: Giới thiệu chung về phân bón - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống Chuyên đề 1: Phân bón


Bài 1. Giới thiệu chung về phân bón - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức

Vai trò của phân bón góp phần nâng cao năng suất cây trồng

Vai trò của phân bón góp phần nâng cao năng suất cây trồng đã được đúc kết dựa trên kinh nghiệm của người nông đân bằng câu ca dao: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Em đã sử dụng hoặc đã biết những loại phân bón nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phân bón đã học trong chương trình Hóa học lớp 9 (Sách cũ)

Lời giải chi tiết:

Các loại phân bón được sử dụng: phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK, phân ure, phân vi sinh.

CH mục I 1

1. Phân bón có vai trò gì đối với đất và cây trồng?

2. Nguyên tố nào sau đây không phải nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng?

A. Nitrogen B. Platium C. Phosphorus D. Kali

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về khái niệm, thành phần và vai trò của phân bón

Lời giải chi tiết:

1. Phân bón được thêm vào đất làm tăng độ phì nhiêu của đất và được sử dụng giúp cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.

2. Đáp án B

CH mục I 2

Tìm hiểu một vài loại phân bón phổ biến thường được sử dụng vởi Việt Nam. Các loại phân bón này cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng và được bón vào thời kì phát triển nào của cây?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về nhu cầu phân bón của cây trồng ở các thời kì phát triển

Lời giải chi tiết:

Các loại phân bón thường được sử dụng ở Việt Nam là: phân đạm, phân kali, phân lân, phân bón vi lượng

CH mục I 3

Hãy tìm hiểu về một loại cây được trồng phổ biến ở địa phương em và cho biết:

a) Các giai đoạn phát triển của cây từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch

b) Nhu cầu về các loại phân bón cho từng giai đoạn phát triển của cây để đảm bảm năng suất cao.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về cây trồng và phân bón

Lời giải chi tiết:

Tìm hiểu về sự phát triển của cây lúa

Các giai đoạn phát triển của cây lúa

Giai đoạn tăng trưởng: bắt đầu từ khi nảy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng

Giai đoạn sinh sản: bắt đầu từ khi cây lúa phân hóa đòng đến khi trổ bông

Giai đoạn chín: bắt đầu từ khi hạt chín sữa đến khi thu hoạch

Nhu cầu về các loại phân bón:

Giai đoạn tăng trưởng: bón phân đạm và phân vi lượng để tăng năng suất và chất lượng hạt

Giai đoạn sinh sản: bón phân lân, phân kali và phân vi lượng để cây trổ nhiều bông, cho nhiều hạt và tăng khả năng chịu sâu bệnh

Giai đoạn chín: phân vi lượng, phân kali

CH mục I 4

Hãy quan sát một số nhãn trên vỏ bao bì đựng phân bón và cho biết thành phần các chất có trong loại phân bón này. Tìm hiểu và cho biết loại phân bón này được sử dụng như thế nào đối với cây trồng đặc thù ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phân bón hóa học

Lời giải chi tiết:

Quan sát nhãn bao bì đựng phân bón NPK thấy thành phần các chất có trong loại phân bón này: Nitrogen, Phosphorus và Kali.

Phân bón được sử dụng vào giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, thường bón cho cây lúa.

CH mục II

Ở Việt Nam có một số phân bón NPK sau: NPK 30-10-10, NPK 20-20-15,…

Hãy cho biết ý nghĩa của các con số này

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phân bón hóa học

Lời giải chi tiết:

NPK 30-10-10 có ý nghĩa: nguyên tố N chiếm 30%; nguyên tố P chiếm 10%; nguyên tố K chiếm 10%

NPK 20-20-15 có ý nghĩa: nguyên tố N chiếm 20%; nguyên tố P chiếm 10%; nguyên tố K chiếm 10%

Như vậy các con số biểu thị tỉ lên % của nguyên tố N, P, K có trong phân bón NPK.


Cùng chủ đề:

Giải bài 1: Giới thiệu chung về phân bón - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức
Giải bài 2: Phân bón vô cơ - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức
Giải bài 3: Phân bón hữu cơ - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức
Giải bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức
Giải bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức
Giải bài 6. Điều chế glucosamine hydrochloride - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức