Giải bài 1 trang 19 Sách bài tập Toán 6 - Chân trời sáng tạo
Tải vềChọn câu sai: a) 11.4^4 + 16 chia hết cho 4 nên chia hết cho 2; b) 24 . 8 – 17 chia hết cho 3; c) 136.3 - 2.3^4 chia hết cho 9; d) Tích của ba số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 2, cho 3.
Đề bài
Chọn câu sai:
a) 11.44+16 chia hết cho 4 nên chia hết cho 2;
b) 24 . 8 – 17 chia hết cho 3;
c) 136.3−2.34 chia hết cho 9;
d) Tích của ba số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 2, cho 3.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Cách 1: Tính kết quả của biểu thức ra số cụ thể hoặc phân tích biểu thức thành tích.
Cách 2: Sử dụng dấu hiệu chia hết hoặc các tính chất chia hết của tổng, hiệu
Lời giải chi tiết
a) Ta có: 11.44+16=4.11.43+4.4=4(11.43+4)⋮4, do đó 11.44+16 chia hết cho 4, hiển nhiên cũng chia hết cho 2. Vậy a) đúng.
b) Ta có: 24.8−17=192−17=175 có tổng các chữ số là 1+7+5=13 ⧸⋮ 3.
Vậy 175 hay (24 . 8 – 17) ⧸⋮ 3. => b) sai
c) Ta có: 136.3−2.34=136.3−2.81=408−162=246,
Mà 246 có tổng các chữ số là 2+4+6=12 ⧸⋮ 9 nên 246 hay 136.3−2.34 ⧸⋮ 9.
Vậy c) sai.
d) Giả sử 3 số tự nhiên liên tiếp lần lượt là n, n+1, n+2 (n∈N)
Xét tích: A = n.(n+1).(n+2)
+) Nếu n = 0: ta suy ra A = 0, vậy A chia hết cho 2 và chia hết cho 3.
+) Nếu n≠0
Vì trong 2 số tự nhiên liên tiếp n và n+1 luôn có một số chẵn, chẳng hạn n, ta viết n = 2q
⇒n(n+1)(n+2)=2.q.(n+1)(n+2)⋮2
Vậy A luôn chia hết cho 2. (1)
Tương tự, trong 3 số tự nhiên liên tiếp ta luôn tìm được một số chia hết cho 3, chẳng hạn (n+2)
Ta viết: n+2 = 3p
⇒A=n(n+1)(n+2)=n.(n+1).3p⋮3
Vậy A luôn chia hết cho 3. (2)
Từ (1,2) ta kết luận: Tích của ba số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 2, cho 3 => d) đúng.