Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Giải Bài 1 trang 84 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán 7, giải toán lớp 7 chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 8 trang 84 SGK Toán 7 chân trời sán


Giải Bài 1 trang 84 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Cho tam giác ABC cân tại A

Đề bài

Cho tam giác ABC cân tại A (ˆA<90o). Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H.

a) Chứng minh rẳng ΔBFC=ΔCEB

b) Chứng minh rằng ΔAEH=ΔAFH

c) Gọi I là trung điểm BC. Chứng minh rằng ba điểm A,H,I thẳng hàng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Ta sử dụng định lí cạnh huyền – góc nhọn trong tam giác vuông

b) Từ câu a ta chứng minh 2 tam giác AHF = tam giác AHE nhờ những cạnh của 2 tam giác chứng minh được bằng nhau từ câu trên

c) Ta chứng minh AI và AH cùng là phân giác của góc A

Lời giải chi tiết

a) Xét ΔBFCΔCEB có:

BC là cạnh chung

ˆB=ˆC(ΔABC cân tại A)

^BEC=^CFB=90o

ΔBFC=ΔCEB(cạnh huyền – góc nhọn )

b) Vì ΔBFC=ΔCEB BF = EC (2 cạnh tương ứng)

Mà AB = AC (ΔABC cân tại A)

AF = AE (AB – BF = AC – EC )

Xét ΔAEHΔAFHta có :

AF = AE (chứng minh trên)

AH cạnh chung

^HFA=^HEA=90o

ΔAEH=ΔAFH(cạnh huyền - cạnh góc vuông)

c) Vì CF, BE là những đường cao của tam giác ABC và H là giao điểm của chúng

H là trực tâm của tam giác ABC

AH vuông góc với BC (1)

Xét ΔAICΔAIB có :

IB = IC (I là trung điểm BC)

AI là cạnh chung

AB = AC ( tam giác ABC cân tại A)

ΔAIC=ΔAIB(ccc)

^AIC=^AIB (2 góc tương ứng) Mà chúng ở vị trí kề bù ^AIC=^AIB=90oAIBC (2)

Từ (1) và (2) A, H, I thẳng hàng.


Cùng chủ đề:

Các đại lượng tỉ lệ trong thực tế SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
Cách tính điểm trung bình môn học kì SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
Giải Bài 1 trang 84 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 1 trang 89 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 1 trang 93 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 1 trang 96 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2 trang 84 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2 trang 89 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo