Giải Bài 10: Viết: Nghe - Viết: Bài hát tới trường. Chữ hoa H SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều — Không quảng cáo

Giải sách Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 2 KNTT, tổng hợp văn mẫu hay nhất Bài 10: Vui đến trường


Viết: Nghe - viết: Bài hát tới trường. Chữ hoa H

Giải Bài 10: Viết: Nghe - viết: Bài hát tới trường. Chữ hoa H SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....

Câu 1

Câu 1: Nghe – viết: Bài hát tới trường (12 dòng thơ đầu)

Bài hát tới trường

Bố mẹ đi làm

Ta đi học nhé

Áo quần sạch sẽ

Bầu trời trong xanh

Giữ gìn bàn chân

Đừng quên đôi dép.

Giữ gương mặt đẹp

Nhớ đừng giận nhau.

- Thước kẻ đâu bạn?

- Ở trong cặp sách.

- Cây bút đâu bạn?

- Ở trong cặp sách

Câu 2

Câu 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: c hay k ?

- Có □ông mài sắt có ngày nên □im.

- □iến tha lâu cũng đầy tổ.

Phương pháp giải:

Quy tắc sử dụng c/k:

- k đi cùng các nguyên âm i, ê, e

- c đi cùng với các trường hợp còn lại

Lời giải chi tiết:

- Có c ông mài sắt có ngày nên k im.

- K iến tha lâu cũng đầy tổ.

Câu 3

Câu 3: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp với ô trống hoặc với tiếng in đậm, rồi giải câu đố:

a. Chữ l hay n?

Không phải bò, không phải trâu

Uống n ước ao sâu, l ên cày ruộng cạn.

(Là cái gì?)

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Thân hình chữ nhật

Chư nghĩa đầy mình

Ai muốn giải nhanh

Đọc tôi cho ki .

(Là cái gì?)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ để lựa chọn chữ hoặc dấu thanh thích hợp. Sau đó đọc kĩ các gợi ý kết hợp với quan sát tranh rồi giải đố.

Lời giải chi tiết:

a. Chữ l hay n?

Không phải bò, không phải trâu

Uống n ước ao sâu, l ên cày ruộng cạn.

=> Đáp án là cái bút mực

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Thân hình chữ nhật

Chữ nghĩa đầy mình

Ai muốn giải nhanh

Đọc tôi cho .

=> Đáp án là quyển sách

Câu 4

Câu 4: Tập viết

a) Viết chữ hoa H

b) Viết ứng dụng: Học tập tốt, lao động tốt.

Phương pháp giải:

Em quan sát chữ viết mẫu trong sách và chú ý thứ tự viết các nét

Lời giải chi tiết:

- Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét khuyết dưới, nét khuyết trên, nét móc phải và nét thẳng đứng.

- Cách viết:

+ Bước 1: Đặt bút trên ĐK ngang 3, trước ĐK dọc 2, viết nét cong trái, hơi lượn lên trước khi dùng dưới ĐK ngang 4 và trên ĐK dọc 2.

+ Bước 2: Không nhấc bút, hơi lượn sang trái viết nét khuyết dưới liền mạch với nét khuyết trên, đến gần cuối nét khuyết thì lượn lên viết nét móc phải, dừng bút bên phải ĐK dọc 3, giữa ĐK ngang 1 và 2 (khoảng cách giữa 2 nét khuyết bằng 0.5 ô li, 2 đầu khuyết cân đối với nhau)

+ Bước 3: Lia bút đến dưới ĐK ngang 3, viết nét thẳng đứng (ngắn) cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết.


Cùng chủ đề:

Giải Bài 9: Tiết 7, 8: Đánh giá và luyện tập tổng hợp SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều
Giải Bài 9: Tiết 9, 10: Đánh giá kĩ năng đọc hiểu và viết SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều
Giải Bài 10: Chia sẻ và đọc: Bài hát tới trường SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều
Giải Bài 10: Nói và nghe: Thời khóa biểu SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều
Giải Bài 10: Tự đọc sách báo: Đọc sách báo viết về học tập SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều
Giải Bài 10: Viết: Nghe - Viết: Bài hát tới trường. Chữ hoa H SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều
Giải Bài 10: Viết: Viết về một ngày đi học của em SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều
Giải Bài 10: Vui đến trường Tiếng Việt 2 Cánh diều
Giải Bài 10: Đọc: Đến trường SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều
Giải Bài 11: Chia sẻ và đọc: Có chuyện này SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều
Giải Bài 11: Góc sáng tạo: Câu đố về đồ dùng học tập SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều