Giải Bài 16: Luyện tập SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Tải vềGiải Bài 16: Luyện tập: Từ chỉ đặc điểm; câu nêu đặc điểm; dấu chấm, dấu chấm hỏi; Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....
Phần I
Luyện từ và câu
Câu 1: Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình:
(thẳng tắp, trắng tinh, nhọn hoắt, tím ngắt)
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Thước kẻ - thẳng tắp
Quyển vở - trắng tinh
Đầu bút chì – nhọn hoắt
Lọ mực – tím ngắt
Câu 2
Câu 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu nêu đặc điểm:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Câu 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông:
Sách ơi thức dậy
Vở ơi học bài
Ô kìa thước kẻ
Sao cứ nằm dài □
Lại còn anh bút
Trốn tít nơi đâu □
Nhanh dậy đi mau
Cùng em đến lớp □
( Theo Ngọc Minh)
Phương pháp giải:
- Với những câu là câu hỏi em hãy điền dấu hỏi chấm ở cuối câu.
- Với những câu là câu kể em hãy điều dấu chấm ở cuối câu.
Lời giải chi tiết:
Sách ơi thức dậy
Vở ơi học bài
Ô kìa thước kẻ
Sao cứ nằm dài ?
Lại còn anh bút
Trốn tít nơi đâu ?
Nhanh dậy đi mau
Cùng em đến lớp .
Phần II
Luyện viết đoạn
Câu 1: Kể tên các đồ dùng học tập của em
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Các đồ dùng học tập của em gồm có: cặp sách, bút mực, bút chì, bút màu, cục tẩy, thước kẻ, hộp bút, quyển vở, lọ mực,…
Câu 2
Câu 2: Viết 2 – 3 câu tả một đồ dùng học tập của em.
Phương pháp giải:
(1) Em chọn tả đồ dùng học tập nào? (bút chì, thước kẻ, lọ mực, quyển vở,..)
(2) Đồ dùng đó có hình dạng, màu sắc ra sao? (hình chữ nhật, hình trụ thon dài; màu trắng nhạt xen những đường kẻ đỏ, màu tím, màu vàng,...). Có thể viết mở rộng: Đồ dùng có có những bộ phận nào? Đặc điểm của mỗi bộ phận như thế nào?
(3) Nó giúp ích gì cho em trong học tập? Phần này thực chất là nói về công dụng của đồ vật (thước kẻ - giúp em viết thẳng hàng; bút chì - giúp em vẽ những thứ mình thích,...)
(4) Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng đó? (Em rất thích đồ dùng đó./ Em thấy nó thật dễ thương/ Em thấy nó thật có ích,...); Có thể viết mở rộng: Em có thích đồ dùng đó không? Em giữ gìn đồ dùng đó như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Đồ dùng học tập mà em yêu thích là chiếc bút chì. Chiếc bút chì có dạng hình trụ thon dài. Kích thước khoảng hơn một gang tay của em. Bút chì gồm có 3 bộ phận: Trên đầu là cục tẩy nhỏ xinh màu hồng, thân bút dài thẳng tắp, cuối cùng là ngòi bút chì nhọn hoắt. Thân bút chì được bao trọn bên ngoài bởi hai đường kẻ vàng và nâu xen kẽ nhau. Bên trong là ruột bút màu đen. Bút chì giúp em có thể dễ dàng vẽ được những thứ mình yêu thích. Em rất yêu chiếc bút chì, nó là đồ vật gắn bó với em trong học tập. Hằng ngày, sau khi sử dụng xong, em lại cất bút chì gọn gàng vào hộp bút.
Một số đoạn văn khác tham khảo:
- Tả cái gọt bút chì: Em chọn tả chiếc gọt bút chì của em. Nó có hình dáng giống như một chiếc ô tô đồ chơi. Lưỡi dao sắc bén gọt chì nhẹ nhàng mà không làm gãy ruột chì. Em rất thích chiếc gọt bút chì này. Nó không chỉ giúp em gọt chì mà còn là món đồ trang trí dễ thương trên bàn học của em.
- Tả cái bút chì: Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay. Thân bút tròn như chiếc đũa. Vỏ ngoài của bút sơn màu xanh bóng loáng. Trên nền xanh ấy nổi bật hàng chữ vàng in lấp lánh. Em rất yêu chiếc bút chì của mình.