Giải Bài 19. Trải nghiệm để sáng tạo VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Sử dụng từ điển Tiếng Việt để tra cứu nghĩa của các từ chăm chỉ và kiên trì
LTVC 1
Giải Câu 1 trang 76 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Sử dụng từ điển Tiếng Việt để tra cứu nghĩa của các từ chăm chỉ và kiên trì.
-
Tên từ điển em đã dùng:
-
Nghĩa của từ chăm chỉ:
-
Nghĩa của từ kiên trì:
Phương pháp giải:
Em tiến hành tra cứu từ điển để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
- Từ điển Tiếng Việt
- Chăm chỉ (tt): chăm (nói khái quát). học hành chăm chỉ.
- Kiên trì (tt): không thay đổi ý định, ý chí để làm việc gì đó đến cùng, mặc dù gặp khó khăn, trở lực. thử thách lòng kiên trì.
LTVC 2
Giải Câu 2 trang 76 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc tên các cuốn từ điển dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Từ điển giúp em tìm được những từ đồng nghĩa với từ chăm chỉ , kiên trì:
b. Từ điển giúp em tìm hiểu nghĩa của thành ngữ học một biết mười hoặc thành ngữ mắt thấy tai nghe:
Phương pháp giải:
Em đọc tên các cuốn sách, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt giúp em tìm được những từ đồng nghĩa với từ chăm chỉ, kiên trì.
b. Em sử dụng từ điển thành ngữ và tục ngữ để tìm hiểu nghĩa của thành ngữ học một biết mười hoặc thành ngữ mắt thấy tai nghe.
LTVC 3
Giải Câu 3 trang 77 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Nêu các bước tìm nghĩa của thành ngữ mắt thấy tai nghe và ghi lại nghĩa của thành ngữ.
Bước 1 |
Bước 2 |
Bước 3 |
Bước 4 |
-
Nghĩa của thành ngữ mắt thấy tai nghe :
Phương pháp giải:
Em tiến hành tìm nghĩa của thành ngữ mắt thấy tai nghe dựa vào mẫu.
Lời giải chi tiết:
Bước 1: Chọn từ điển thành ngữ.
Bước 2: Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ M.
Bước 3: Tìm thành ngữ Mắt thấy tai nghe .
Bước 4:
-
Tìm tiếng Mắt .
-
Tìm thành ngữ Mắt thấy tai nghe .
Nghĩa của thành ngữ Mắt thấy tai nghe: trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy (hàm ý hoàn toàn chính xác). Ví dụ: chuyện mắt thấy tai nghe hẳn hoi.
LTVC 4
Giải Câu 4 trang 77 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Tra cứu từ điển và ghi chép nghĩa của 1 - 2 từ hoặc thành ngữ về học tập.
Phương pháp giải:
Em tiến hành tra cứu từ điển để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
học hành động từ. Học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói khái quát). Chăm lo học hành. Được học hành đến nơi đến chốn.
học phần danh từ . Khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn gồm một số đơn vị học trình để sinh viên tích lũy dần trong quá trình học tập.
LTVC 5
Giải Câu 5 trang 77 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết tên một số từ điển mà em biết vào trong những trang bìa dưới đây:
Phương pháp giải:
Em hãy tìm những từ điển mà mình biết rồi ghi vào.
Lời giải chi tiết:
-
Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Anh - Việt
-
Từ điển thành ngữ và tục ngữ
Viết 1
Trang 78 vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc
Dựa vào kết quả tìm ý trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kết quả tìm ý trong hoạt động Viết ở Bài 18 và gợi ý, viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong cuốn sách mà em đã đọc.
Lời giải chi tiết:
Trong cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài, Dế Mèn là nhân vật chính, được khắc họa vô cùng sinh động, chân thực. Nhà văn đã khắc họa nhân vật qua nhiều phương diện từ ngoại hình, tính cách đến hành động, lời nói. Ở đoạn mở đầu, Dế Mèn tự giới thiệu về ngoại hình của bản thân một cách đầy tự hào. Do ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên Dế Mèn rất chóng lớn, chẳng bao lâu đã trở thành một chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng. Từng bộ phận trên cơ thể của Dế Mèn được miêu tả vô cùng chi tiết. Đôi càng thì “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, từ đó, hình ảnh Dế Mèn hiện lên giống như một con người vậy. Bên cạnh ngoại hình, hành động và lời nói của Dế Mèn cũng được miêu tả cụ thể để làm nổi bật lên tính cách. Để thử sự lợi hại của những chiếc móng, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”. Cậu đã tự nhận xét về bản thân: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Dế Mèn có tính cách kiêu căng, ngạo mạn. Dế Mèn là một nhân vật trong truyện đồng thoại, vừa mang đặc điểm của loài vật, vừa mang những đặc điểm của con người. Qua nhân vật này, Tô Hoài cũng muốn gửi gắm bài học ý nghĩa cho bạn đọc.
Viết 2
Giải Câu 2 trang 79 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
Có |
Không |
Đoạn văn của em có bố cục hợp lí không? |
|
Đoạn văn có giới thiệu được các đặc điểm của nhân vật không? |
|
Với mỗi đặc điểm của nhân vật, có đưa ra được dẫn chứng minh họa không? |
|
Cách dùng từ, viết câu có phù hợp không? |
|
……………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
|
……………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Phương pháp giải:
Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
Có |
Không |
Đoạn văn của em có bố cục hợp lí không? |
✔ |
Đoạn văn có giới thiệu được các đặc điểm của nhân vật không? |
✔ |
Với mỗi đặc điểm của nhân vật, có đưa ra được dẫn chứng minh họa không? |
✔ |
Cách dùng từ, viết câu có phù hợp không? |
✔ |
Vận dụng
Chia sẻ với người thân nội dung em đã viết ở đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách. Ghi lại ý kiến của người thân về đoạn văn của em
Phương pháp giải:
Em chia sẻ nội dung đoạn văn với người thân và ghi lại những ý kiến.
Lời giải chi tiết:
Một số mẫu ý kiến tham khảo:
-
Bài viết của con khá rõ ràng, dễ hiểu và phân tích sâu sắc về nhân vật Dế Mèn.
-
Chị thấy đoạn văn này khá đầy đủ và sinh động, thể hiện được tính cách Dế Mèn.
-
Mẹ thấy hình ảnh Dế Mèn hiện lên rất chân thực.