Giải bài 2 chủ đề 2 giáo dục thể chất 10 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết — Không quảng cáo

Giải giáo dục thể chất 10, giải gdtc 10, giải thể dục 10 kết nối tri thức Chủ đề 2. Kĩ thuật dẫn bóng


Bài 2. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

So sánh kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân và kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

Câu 1

Vận dụng kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, trò chơi vận động đã học để luyện tập và vui chơi hàng ngày

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân (SGK trang 23)

- Các em tự vận dụng kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân để luyện tập,rèn luyện hàng ngày

Lời giải chi tiết:

- Một số bài luyện tập như sau:

+  Luyện tập không bóng: Tại chỗ và di chuyển ra trước mô phỏng động tác đặt chân trụ và duỗi thẳng bàn chân dẫn bóng hướng xuống mặt sàn.

+ Luyện tập có bóng: Dẫn bóng trên đường thẳng bằng mu giữa bàn chân thuận, chân không thuận từ chậm đến nhanh với cự li 10 – 12m; phối hợp dẫn bóng bằng hai chân.

- Trò chơi: Lăn bóng trên đường thẳng

+ Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch xuất phát.

+ Thực hiện: lần lượt từng bạn của mỗi đội lăn bóng bằng một tay đến đích. Bạn tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn phía trước đã về đích. Đội kết thúc đầu tiên là đội thắng cuộc.

Câu 2

So sánh kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân và kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

Phương pháp giải:

- Xem lại kiến thức Bài 1: Kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân và Bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

- Đưa ra được những điểm giống và khác nhau của 2 kĩ thuật

Lời giải chi tiết:

- Điểm giống nhau:

+ Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân không thuận (chân trụ) đặt trước, bàn chân ngang với bóng, cách bóng 10 – 15 cm. Chân thuận (chân dẫn bóng) đặt sau, cách chân trước một bước, trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân trước (hoặc dồn đều trên hai chân). Hai tay co hoặc duỗi tự nhiên, mắt nhìn bóng.

+ Thực hiện: Từ tư thế chuẩn bị đưa chân sau ra trước

+ Kết thúc: Di chuyển theo bóng và lặp lại thao tác dẫn bóng.

- Điểm khác nhau:Trong việc thực hiện kĩ thuật

+ Kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân: Đưa chân sau ra trước, bàn chân xoay ngang hướng lòng bàn chân ra trước và tác động một lực vào phía sau bóng, đưa bóng lăn ra trước khoảng 0,5m.

+ Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân: Từ tư thế chuẩn bị, đưa chân sau ra trước, thẳng với hướng dẫn bóng, khớp gối co, bàn chân duỗi thẳng hướng xuống mặt sân, dùng mu giữa bàn chân tác động một lực vào phía sau, giữa bóng, đẩy bóng lăn ra trước 0,5 – 1m.

Câu 3

Trong luyện tập và thi đấu bóng đá, kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân có những ưu điểm và hạn chế gì?

Phương pháp giải:

- Vận dụng kiến thức thực tế sau khi luyện tập và thực hiện kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân để đưa ra những ưu điểm và hạn chế của kĩ thuật

- Nêu ưu điểm và hạn chế của kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

Lời giải chi tiết:

- Ưu điểm: Dễ dàng kiểm soát và đưa được bóng theo hướng mà mình mong muốn

- Hạn chế: Khiến đối thủ dễ dàng nhận ra được đường bóng


Cùng chủ đề:

Giải bài 2 chủ đề 1 giáo dục thể chất 10 môn bóng rổ kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 2 chủ đề 1 giáo dục thể chất 10 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 2 chủ đề 1 giáo dục thể chất 10 môn cầu lông kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 2 chủ đề 2 giáo dục thể chất 10 môn bóng chuyền kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 2 chủ đề 2 giáo dục thể chất 10 môn bóng rổ kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 2 chủ đề 2 giáo dục thể chất 10 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 2 chủ đề 2 giáo dục thể chất 10 môn cầu lông kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 2 chủ đề 3 giáo dục thể chất 10 môn bóng chuyền kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 2 chủ đề 3 giáo dục thể chất 10 môn bóng rổ kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 2 chủ đề 3 giáo dục thể chất 10 môn bóng đá kết nối tri thức chi tiết
Giải bài 2 chủ đề 3 giáo dục thể chất 10 môn cầu lông kết nối tri thức chi tiết