Bài 2. Kĩ thuật dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân
Kĩ thuật dừng bóng bằng gan bàn chân thường được sử dụng trong tình huống nào?
Câu 1
Những tình huống nào trong luyện tập và thi đấu không nên sử dụng kĩ thuật dừng bóng bằng gan bàn chân?
Phương pháp giải:
- Theo dõi phần 1.Kĩ thuật tại chỗ dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân (SGK trang 42)
- Chỉ ra các tình huống trong luyện tập và thi đấu không nên sử dụng kĩ thuật dừng bóng bằng gan bàn chân
Lời giải chi tiết:
Những tình huống cần quyết định chuyền hoặc sút bóng nhanh thì chúng ta không nên sử dụng kĩ thuật dừng bóng bằng gan bàn chân, nếu không sẽ tạo cơ hội cho đối thủ cướp bóng.
Câu 2
Kĩ thuật dừng bóng bằng gan bàn chân thường được sử dụng trong tình huống nào?
Phương pháp giải:
- Theo dõi phần 1. Kĩ thuật tại chỗ dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân (SGK trang 42)
- Chỉ ra các tình huống trong luyện tập và thi đấu nên sử dụng kĩ thuật dừng bóng bằng gan bàn chân
Lời giải chi tiết:
Kĩ thuật dừng bóng bằng gan bàn chân thường được sử dụng trong tình huống có khoảng không rộng rãi để chuẩn bị đổi chiều bóng lăn hoặc di chuyển bóng theo hướng khác mà mình mong muốn.
Câu 3
Vận dụng kĩ thuật dừng bóng bằng gan bàn chân để luyện tập và vui chơi hằng ngày
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1. Kĩ thuật tại chỗ dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân (SGK trang 42) và 2. Phối hợp kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân (SGK trang 42)
- Học sinh tự vận dụng kĩ thuật dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân để luyện tập và vui chơi hàng ngày.
Lời giải chi tiết:
- Một số bài luyện tập:
+ Luyện tập cá nhân: Luyện tập các bài tập bổ trợ, luyện tập không bóng tại chỗ và di chuyển mô phỏng động tác, nếu có bóng thì có thể đá bóng vào tường và tập dừng bóng nảy ra bằng gan bàn chân
+ Luyện tập cặp đôi: Luân phiên lăn bóng bằng tay cho bạn tập dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân; luân phiên đá và dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân
+ Luyện tập nhóm: Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập