Lý thuyết Hình chữ nhật- Hình thoi- Hình bình hành- Hình thang cân Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Cho hình chữ nhật ABCD (Hình 1) a) Đo rồi so sánh các cạnh và góc của hình chữ nhật. b) Hãy kiểm tra xem hai cặp cạnh AB cà CD, BC và AD có song song với nhau không? c) AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình chữ nhật. Hãy đo rồi so sánh AC và BD.
Đo và so sánh độ dài các đoạn OM, ON, OP và OQ của hình chữ nhật MNPQ.
Sắp xếp các Hình 3a,b,c thành hình chữ nhật sao cho sau khi được sắp xếp tạo thành bức tranh như Hình 3d.
Vẽ hình chữ nhật Vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 4 cm, AD = 3 cm theo hướng dẫn sau: - Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm và đoạn thẳng AD = 3 cm vuông góc với nhau. - Qua B vẽ đường thẳng vuông góc với AB - Qua D vẽ đường thẳng vuông góc với AD. Hai đường thẳng này cắt nhau ở C. ABCD là hình chữ nhật cần vẽ.
Hãy xếp và cắt một tờ giấy hình chữ nhật thành bốn hình chữ nhật có cùng chiều dài và chiều rộng
Cho hình thoi ABCD như Hình 4. a) Hãy đo rồi so sánh các cạnh của hình thoi. b) Hãy kiểm tra xem hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD có song song với nhau không? c) AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình thoi. Dùng êke để kiểm tra xem hai đường chéo có vuông góc với nhau hay không?
Cho hình thoi IJKL, hai đường chéo cắt nhau tại O (Hình 6). - Dùng êke để kiểm tra xem hai đường chéo có vuông góc với nhau hay không? - Dùng compa để kiểm tra hai đường chéo có cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường hay không?
Vẽ hình thoi Vẽ hình thoi ABCD khi biết AB =3 cm và đường chéo AC =5 cm theo hướng dẫn sau: - Vẽ đoạn thẳng AC =5 cm. - Lấy A và C là tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 3 cm (hình vẽ), hai đường tròn này cắt nhau tại hai điểm B và D. - Nối B với A, B với C, D với C. ABCD là hình thoi cần vẽ.
Vẽ hình thoi MNPQ biết cạnh MN = 4 cm. Em hãy thảo luận với bạn về các hình vừa vẽ.
Cho hình bình hành ABCD như Hình 7 a) Hãy đo rồi so sánh cạnh AB và CD; cạnh BC và AD. b) Hãy kiểm tra xem hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD có song song với nhau không? c) AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình bình hành.< Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Hãy so sánh OA và OC; OB và OD.
Quan sát hình bình hành bên và cho biết: - Góc đỉnh M của hình bình hành MNPQ bằng góc nào? - OM, ON lần lượt bằng những đoạn thẳng nào?
Bác Lê muốn ghép 3 tấm ván như hình vẽ bên thành một mặt bàn hình bình hành. Em hãy giúp bác Lê thực hiện việc này nhé!
Vẽ hình bình hành Vẽ hình bình hành ABCD khi biết AB = 3cm, BC = 5 cm và đường chéo AC = 7 cm theo hướng dẫn sau: - Vẽ đoạn thẳng AB= 3 cm. - Vẽ đường tròn tâm A bán kính 7 cm; vẽ đường tròn tâm B bán kính 5 cm; hai đường tròn cắt nhau tại C. nối B với C. - Từ A kẻ đường thẳng song song với BC; từ C kẻ đường thẳng song song với AB; hai đường thẳng này cắt nhau tại D. ABCD là hình bình hành cần vẽ. - Dùng compa để kiểm tra xem các cạnh đối
Vẽ hình bình hành ABCD khi biết hai đường chéo AC=5cm, BD=7 cm. Em hãy thảo luận với bạn về các hình vừa vẽ.
Cho hình thang ABCD như Hình 9. a) Hãy đo rồi so sánh hai cạnh bên BC và AD. b) Hãy kiểm tra xem AB có song song với CD hay không? c) AC và BD được gọi là hai đường chéo. Hãy đo rồi so sánh AC và BD.