Giải bài 2: Phân bón vô cơ - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 1: Phân bón


Bài 2: Phân bón vô cơ - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Chân trời sáng tạo

Để khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của rau xanh ngoài không gian, cơ quan

Để khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của rau xanh ngoài không gian, cơ quan Hàng không Vũ trụ (NASA) đã phát triển một hệ thống siêu nhà kính mini, sử dụng các “gối trồng cây” để trồng rau. Những chiếc gối này được nhồi nén đất, các hạt giống và đặc biệt là một số loại phân bón vô cơ giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của rau. Phân bón vô cơ gồm những loại nào và có vai trò gì đối với sự phát triển của cây trồng?

Phương pháp giải:

Dựa vào phân loại các loại phân bón hóa học

Lời giải chi tiết:

Phân bón vô cơ gồm: phân bón đơn, đa lượng; phân bón trung lượng; phân bón vi lượng; phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp.

CH mục I TL1

Hãy viết công thức hóa học của các hợp chất là thành phần chính của một số loại phân bón có trong các hình 2.1 và hình 2.2. Cho biết các loại phân bón này cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về thành phần của phân bón và hình 2.1, 2.2 trong sách chuyên đề

Lời giải chi tiết:

Phân bón urea: (NH 2 ) 2 CO

Phân đạm nitrate: NH 4 NO 3

Phân potassium sulfate: K 2 SO 4

Phân superphosphate: Ca(H 2 PO 4 ) 2

Phân lân nung chảy: 4(Ca, Mg)O.P 2 O 5 +5(Ca,Mg)O.P 2 O 5

CH mục I TL2

Hãy cho biết cơ sở để phân loại phân bón vô cơ

Phương pháp giải:

Dựa vào phân loại phân bón vô cơ

Lời giải chi tiết:

Phân loại phân bón vô cơ dựa vào nguyên tố dinh dưỡng của phân.

CH mục I TL3

Từ các hợp chất có trong các loại phân ở Hình 2.3, cho biết các loại phân bón này cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 2.3

Lời giải chi tiết:

Phân phức hợp hình a) cung cấp nguyên tố nitrogen và phosphorus

Phân bón hỗn hợp hình b) cung cấp nguyên tố nitrogen, kali và phosphorus

CH mục I TL4

Hãy tìm hiểu và cho biết các dấu hiệu thường gặp để nhận biết cây thiếu chất dinh dưỡng

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 2.4 sách chuyên đề

Dựa vào hình 2.4 sách chuyên đề

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện của cây bị thiếu chất dinh dưỡng là: lá bị khô, đỏ hoặc héo vàng

CH mục I LT

Cây trồng phát triển chậm và cho ít quả. Hãy dự đoán cây có thể đang thiếu loại chất dinh dưỡng nào. Từ đó, em hãy đề xuất có thể bón loại phân nào để bổ sung chất dinh dưỡng mà cây đang thiếu trong trường hợp này.

Phương pháp giải:

Dựa vào tác dụng của phân bón vô cơ đối với cây trồng

Lời giải chi tiết:

Cây trồng chậm phát triển thiếu phân đạm và phân lân. Cây cho ít quả thiếu phân kali.

Bón phân đạm, kali và phân lân cho cây trồng

CH mục II

Hãy tìm hiểu và viết các phương trình hóa học để điều chế một số loại phân bón vô cơ

Phương pháp giải:

Dựa vào quy trình sản xuất phân bón vô cơ

Lời giải chi tiết:

Điều chế sản xuất:

+ Phân đạm ammonium: 2NH 3 + H 2 SO 4 \( \to \) (NH 4 ) 2 SO 4

+ Phân đạm nitrate: CaCO 3 + HNO 3 \( \to \) Ca(NO 3 ) 2 + CO 2 + H 2 O

+ Phân đạm urea: CO 2 + 2NH 3 \( \to \) (NH 2 ) 2 CO + H 2 O

+ Phân superphosphate đơn:  Ca 3 (PO 4 ) 2 + 2H 2 SO 4 \( \to \) Ca(H 2 PO 4 ) 2 + 2CaSO 4

+ Phân superphosphate kép:  Ca 3 (PO 4 ) 2 + 3H 2 SO 4 \( \to \) 3CaSO 4 + 2H 3 PO 4

Ca 3 (PO 4 ) 2 + 4H 3 PO 4 \( \to \) 3Ca(H 2 PO 4 ) 2

CH mục III TL6

Vì sao không bón phân đạm ammonium cho đất chua?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về thành phần của phân đạm ammonium và đặc điểm của đất chua

Lời giải chi tiết:

Đất chua là đất có pH < 7, trong khi đó muối ammonium cũng có pH

CH mục III TL7

Hãy cho biết cách sử dụng chủ yếu (bốn thức, bón lót) của các loại phân bón được đề cập trong Bảng 2.1.Giải thích

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 2.1

Lời giải chi tiết:

Phân đạm, kali và phân hỗn hợp nên bón lót hoặc bón thúc bằng cách phun lên lá. Do nhu cầu cây trồng cần nhiều chất dinh dưỡng.

Phân lân đơn nên bón thúc vì phân tan được trong nước phun cho cây vì cây cần trong giai đoạn trưởng thành

CH mục III TL8

Vì sao ở nhiệt độ cao, một số loại phân đạm ammonium chloride, ammonium nitrate,… dễ mất đạm?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của muối ammonium

Lời giải chi tiết:

Vì các hợp chất muối của ammonium dễ bị nóng chảy bởi nhiệt độ

CH mục III VD

Giải thích tại sao không nên bón đồng thời vôi và phân đạm ammonium?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của muối ammonium

Lời giải chi tiết:

Vì các hợp chất muối ammonium tác dụng với ion OH - trong vôi khi hòa tan vào nước để tạo khí NH 3 , làm thất thoát nguyên tố dinh dưỡng trong phân đạm

Bài tập CH1

Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nào?

A. Potassium

B. Phosphorus

C. Carbon

D. Nitrogen

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần của phân lân

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Bài tập CH2

Trong dân gian lưu truyền kinh nghiệm “mưa rào mà có sấm sét là có thêm đạm trời rất tốt cho cây trồng”. “Đạm trời” chứa thành phần nguyên tố dinh dưỡng nào

A. Phosphorus

B. Silicon

C. Potassium

D. Nitrogen

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức trong không khí chứa gần 80% nitrogen, tuy nhiên trong phân tử N 2 có liên kết ba bền vững nên cần có nhiệt độ rất cao để phá vỡ. Nhiệt độ mà tia sét cung cấp hơn 3000 độ nên phân tử N 2 bị phá vỡ tạo thành ion NO 3 - cung cấp đạm cho cây

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Bài tập CH3

Cách làm nào sau đây là đúng trong việc khử chua bằng vôi và bón phân đạm cho lúa?

A. Bón đạm và vôi cùng lúc

B. Bón đạm trước rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua

C. Bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới bón đạm

D. Bón vôi khử chua trước rồi bón đạm ngay sau khi bón vôi

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về tính chất hóa học của phân đạm và đặc điểm của đất chua.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C. Vì phân đạm ammonium có độ pH thấp và có khả năng phản ứng với vôi khi bón nên cần khử chua đất và đợi vài ngày sau đó mới bón đạm.

Bài tập CH4

Vì sao không được trộn phân superphosphate với vôi? Giải thích và minh họa bằng phương trình hóa học xảy ra.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của phân superphosphate

Lời giải chi tiết:

Không được trộn phân superphosphate với vôi vì khi bón vôi hòa tan vào nước tạo dung dịch Ca(OH) 2 tác dụng với phân superphosphate tạo kết tủa Ca 3 (PO 4 ) 2 .

2Ca(OH) 2 + Ca(H 2 PO 4 ) 2 -> Ca 3 (PO 4 ) 2 + 4H 2 O

Bài tập CH5

Một trong các phương pháp điều chế phân bón ammonium nitrate là cho calcium nitrate tác dụng với ammonium carbonate. Viết phương trình hóa học

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của muối ammonium và muối calcium

Lời giải chi tiết:

(NH 4 ) 2 CO 3 + Ca(NO 3 ) 2 --> 2NH 4 NO 3 + CaCO 3


Cùng chủ đề:

Giải Bài 9: Sản xuất dầu mỏ - Vấn đề môi trường - Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 1: Giới thiệu chung về phân bón - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 2: Phân bón vô cơ - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 3: Phân bón hữu cơ - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 6. Điều chế glucosamine hydrochloride - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Chân trời sáng tạo