Giải Bài 4: Tái chế kim loại - Chuyên đề học tập Hóa 12 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải chuyên đề học tập Hóa 12 Kết nối tri thức với cuộc sống Chuyên đề 2: Trải nghiệm, thực hành hóa học vô cơ


Bài 4. Tái chế kim loại - Chuyên đề học tập Hóa 12 Kết nối tri thức

Hiện nay, trữ lượng các mỏ quặng kim loại ngày càng cạn kiệt,

CH tr 17

Hiện nay, trữ lượng các mỏ quặng kim loại ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng kim loại ngày càng tăng và lượng phế thải kim loại tạo ra ngày càng nhiều. Do đó, tái chế kim loại là công việc cần thiết, vừa đảm bảo nguồn cung, vừa gia tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Vậy, quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,…) trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp tái chế kim loại

Lời giải chi tiết:

Quy trình chung về tái chế kim loại gồm nhiều gia đoạn, bắt đầu từ thu gom, phân loại phế liệu đến đúc sản phẩm.

CH tr 18

Trình bày ý nghĩa của tái chế kim loại trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất.

Phương pháp giải:

Dựa vào ý nghĩa của tái chế kim loại.

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa của tái chế kim loại trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên: Ngày nay, sau một thời gian dài khai thác tài nguyên thiên nhiên, trữ lượng khoáng sản ngày càng cạn kiệt, nguồn quặng dùng cho sản xuất kim loại ngày càng khan hiếm và tăng giá. Do vậy, tái chế kim loại là giải pháp phát triển bền vững, giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đem lại lợi ích lâu dài cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

CH tr 20

So sánh một số ưu điểm nổi bật của sản xuất nhôm thứ cấp (tái chế từ phế liệu) so với sản xuất nhôm sơ cấp (Sản xuất từ quặng bauxite).

Phương pháp giải:

Dựa vào quy trình tái chế một số kim loại phổ biến.

Lời giải chi tiết:

- Sản xuất nhôm thứ cấp: Nguyên liệu lấy từ việc tái chế phế liệu, giúp tiết kiệm được tài nguyên. Mức tiêu hao năng lượng tốn ít hơn rất nhiều so với sản xuất nhôm mới, năng lượng tiêu tốn ít hơn nên chi phí cũng rẻ hơn rất nhiều. Việc tái chế lại cũng giảm thiểu ô nhiễm môi trường hơn.

- Sản xuất nhôm sơ cấp: Nguyên liệu lấy từ quặng bauxite, để khai thác được quặng bauxite biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, phát thải ra rất nhiều khói bụi độc hại cho cả môi trường và con người.

CH tr 21

Tìm hiểu ảnh hưởng của quy trình tái chế kim loại thủ công đối với môi trường và sức khỏe người dân ở một số làng nghề tái chế.

Phương pháp giải:

Dựa vào tác động đến môi trường của quy tình tái chế kim loại thủ công.

Lời giải chi tiết:

- Ô nhiễm không khí

- Ô nhiễm nguồn nước

- Ô nhiễm môi trường đất.


Cùng chủ đề:

Giải Bài 1: Đại cương về cơ chế phản ứng - Chuyên đề học tập Hóa 12 - Kết nối tri thức
Giải Bài 2: Cơ chế phản ứng - Chuyên đề học tập Hóa 12 - Kết nối tri thức
Giải Bài 3: Cơ chế phản ứng cộng - Chuyên đề học tập Hóa 12 - Kết nối tri thức
Giải Bài 4: Tái chế kim loại - Chuyên đề học tập Hóa 12 - Kết nối tri thức
Giải Bài 5: Công nghiệp silicate - Chuyên đề học tập Hóa 12 - Kết nối tri thức
Giải Bài 6: Xử lí nước sinh hoạt - Chuyên đề học tập Hóa 12 - Kết nối tri thức
Giải Bài 7: Một số vấn đề cơ bản về phức chất - Chuyên đề học tập Hóa 12 - Kết nối tri thức
Giải Bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất - Chuyên đề học tập Hóa 12 - Kết nối tri thức
Giải Bài 9: Vai trò và ứng dụng của phức chất - Chuyên đề học tập Hóa 12 - Kết nối tri thức