Giải bài 43: Ôn tập hình học và đo lường (tiết 2) trang 111 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải vở bài tập toán lớp 3 - VBT Toán 3 - Kết nối tri thức Vở bài tập Toán 3 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Giải bài 43: Ôn tập hình học và đo lường (tiết 2) trang 111 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Một gói mì tôm cân nặng 75 g, một hộp ngũ cốc cân nặng 500 g. Hỏi 5 gói mì tôm và 1 hộp ngũ cốc cân nặng bao nhiêu gam?

Câu 1

a) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

Độ dài đường gấp khúc ABCD là: .......................................... = .....................

b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Cả ba quả xoài cân nặng ........ g.

Phương pháp giải:

a) Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng tổng độ dài đoạn thẳng AB, BC, CD (hoặc độ dài của đoạn thẳng AB nhân với 3).

b) Cân nặng của ba quả xoài = Cân nặng ở đĩa cân bên trái – Cân nặng của quả cân ở đĩa cân bên phải.

Lời giải chi tiết:

a) Ba đoạn thẳng AB, BC, CD đều có độ dài là 35 mm.

Ta điền như sau:

Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 35 x 3 = 105 (mm)

b) Cả ba quả xoài cân nặng số gam là 500 + 500 – 200 = 800 (gam)

Ta điền như sau:

Cả ba quả xoài cân nặng 800 g.

Câu 2

Khoanh vào chữ đặt trước kết quả thích hợp.

a) Hộp bút dày khoảng:

A. 15 cm B. 15 mm C. 15 dm

b) Cái bút bi cân nặng khoảng:

A. 8 g B. 80 g C. 8 kg

c) Một bát (chén) đầy nước có khoảng:

A. 2 $\ell $ nước B. 20 ml nước C. 200 ml nước

d) Em nên uống nước ở nhiệt độ khoảng:

A. 25 o C B. 70 o C C. 100 o C

Phương pháp giải:

Ước lượng rồi chọn đáp án thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Tính.

Phương pháp giải:

Bước 1: Thực hiện phép tính với các số.

Bước 2: Viết đơn vị đo thích hợp sau kết quả vừa tìm được.

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Một gói mì tôm cân nặng 75 g, một hộp ngũ cốc cân nặng 500 g. Hỏi 5 gói mì tôm và 1 hộp ngũ cốc cân nặng bao nhiêu gam?

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính cân nặng của 5 gói mì tôm = Cân nặng của một gói mì tôm x 5

Bước 2: Tính cân nặng của 5 gói mì tôm và 1 hộp ngũ cốc = Cân nặng của 5 gói mì tôm + Cân nặng của 1 hộp ngũ cốc

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt:

1 gói mì: 75 g

1 hộp ngũ cốc: 500 g

5 gói mì và 1 hộp ngũ cốc: …. g?

Bài giải

Cân nặng của 5 gói mì tôm là

75 x 5 = 375 (g)

Cân nặng của 5 gói mì tôm và 1 hộp ngũ cốc là

375 + 500 = 875 (g)

Đáp số: 875 g

Câu 5

Có cái cân hai đĩa, một quả cân 5 kg và một quả cân 2 kg. Hỏi làm thế nào lấy được 3 kg gạo từ một bao gạo to?

Phương pháp giải:

Bước 1: Đặt quả cân 5 kg lên đĩa cân bên trái, đặt quả cân 2 kg lên đĩa cân bên phải.

Bước 2: Lấy gạo từ bao đặt lên đĩa cân bên phải đến khi cái cân ở vị trí thăng bằng thì dừng lại.

Lời giải chi tiết:

- Đặt quả cân 5 kg lên đĩa cân bên trái, đặt quả cân 2 kg lên đĩa cân bên phải.

- Lấy gạo từ bao đặt lên đĩa cân bên phải đến khi chiếc cân ở vị trí thăng bằng thì dừng lại.

- Khi đó trên đĩa cân bên phải có 3 kg gạo.


Cùng chủ đề:

Giải bài 41: Ôn tập phép nhân, phép chia trong phạm vi 100, 1 000 (tiết 2) trang 103 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 41: Ôn tập phép nhân, phép chia trong phạm vi 100, 1 000 (tiết 3) trang 104 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 42: Ôn tập biểu thức số (tiết 1) trang 106 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 42: Ôn tập biểu thức số (tiết 2) trang 107 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 43: Ôn tập hình học và đo lường (tiết 1) trang 109 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 43: Ôn tập hình học và đo lường (tiết 2) trang 111 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 44: Ôn tập chung (tiết 1) trang 113 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 44: Ôn tập chung (tiết 2) trang 114 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 45: Các số có bốn chữ số. Số 10 000 (tiết 1) trang 3 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 45: Các số có bốn chữ số. Số 10 000 (tiết 2) trang 4 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 45: Các số có bốn chữ số. Số 10 000 (tiết 3) trang 5 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống