Bài 6. Nhật thực, nguyệt thực, thủy triều - Chuyên đề học tập Lí 10 Kết nối tri thức
Nêu điều kiện xảy ra hiện tượng nguyệt thực và nhật thực. Vì sao không thể xảy ra hai lần nhật thực, nguyệt thực mỗi tháng?
Câu hỏi tr 50 CH 1
Nêu điều kiện xảy ra hiện tượng nguyệt thực và nhật thực. Vì sao không thể xảy ra hai lần nhật thực, nguyệt thực mỗi tháng?
Lời giải chi tiết:
- Điều kiện xảy ra hiện tượng nguyệt thực và nhật thực:
+ Nhật thực xảy ra khi ba thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất gần như thẳng hàng và Mặt Trăng ở giữa vị trí giữa Trái Đất và Mặt Trời
+ Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng
- Không thể xảy ra hai lần nhật thực, nguyệt thực mỗi tháng vì hiện tượng nhật thực và nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời gần như nằm cùng trên một đường thẳng. Trong khi đó, mặt phẳng bạch đạo và mặt phẳng hoàng đạo lệch nhau một góc 50 độ nên Mặt Trăng sẽ ở cao hơn hoặc thấp hơn mặt phẳng hoàng đạo, do đó sự thẳng hàng không thể diễn ra một cách thường xuyên
Câu hỏi tr 50 CH 2
1. Mặt Trăng ở vị trí nào so với Trái Đất và Mặt Trời sẽ xảy ra nhật thực?
2. Hiện tượng nhật thực mỗi năm thường xảy ra như thế nào?
3. Phân biệt nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Nêu vai trò của Mặt Trăng trong hai hiện tượng này
Lời giải chi tiết:
1. Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời sẽ xảy ra nhật thực.
2. Bóng mặt trăng in lên mặt trời bắt đầu từ rìa phải của mặt trời, sau đó lớn dần. Đến pha cực đại (pha toàn phần) nếu người quan sát ở vùng trung tâm nhật thực sẽ thấy mặt trời bị che khuất hoàn toàn hoặc còn chừa một vòng bên ngoài. Sau đó mặt trăng ra khỏi mặt trời rìa phải sáng như lưỡi liềm
Phần sáng lớn dần và khi mặt trăng ra khỏi mặt trời thì nhật thực kết thúc
3.
Câu hỏi tr 52 HĐ
Hãy mô tả diễn biến của hiện tượng nguyệt thực.
Lời giải chi tiết:
Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng bị che khuất khi đi vào vùng bóng tối phía sau Trái Đất. Khi đó, vị trí của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm. Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần.
Câu hỏi tr 52 CH
1. Sử dụng Hình 6.9 trình bày các pha nguyệt thực.
2. Giải thích tại sao nguyệt thực lại kéo dài hơn so với nhật thực
Lời giải chi tiết:
1.
- Khi Mặt Trăng nằm ngoài vùng nửa tối và vùng tối (vị trí A và G) thì bề mặt Mặt Trăng hướng về phía Mặt Trời được chiếu sáng hoàn toàn.
- Khi Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng nửa tối (B và F) thì cường độ sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng giảm đi do bị Trái Đất che khuất một phần nên từ nửa tối của Trái Đất thấy Mặt Trăng mờ dần.
- Khi Mặt Trăng có một nửa nằm trong vùng tối và một nửa nằm trong vùng nửa tối (C và E) thì khi đó ta quan sát được nguyệt thực một phần.
- Khi Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng tối thì ta quan sát được nguyệt thực toàn phần.
2. Nguyệt thực kéo dài hơn nhật thực vì Trái Đất có kích thước lớn hơn Mặt Trăng, do đó bóng của Trái Đất che khuất Mặt Trăng lâu hơn so với bóng của Mặt Trăng khi che khuất Trái Đất
Câu hỏi tr 53 CH
Giải thích tại sao khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng sẽ xảy ra triều cường
Lời giải chi tiết:
Trong những ngày Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời thẳng hàng, lực hấp dẫn của Mặt Trời tác động lên Trái Đất, dù ở xa, cũng trở nên đáng kể hơn. Khi đó tại vị trí thẳng hàng, lực tác động lên Trái Đất sẽ là tổng hợp lực hấp dẫn do Mặt Trăng và Mặt Trời làm cho thủy triều lên xuống mạnh hơn, xảy ra triều cường.
Câu hỏi tr 53 HĐ
Hãy biểu diễn lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất ở những vùng triều cao
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr 54 CH
Hãy giải thích tại sao vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm thường xảy ra triều cường vào cuối buổi chiều gây ngập lụt.
Lời giải chi tiết:
Vì khi đó, khoảng cách giữa Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất là nhỏ nhất nên lực hấp dẫn là lớn nhất, vì vậy triều cường mạnh nhất.