Giải Bài 7. Hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon - Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải chuyên đề học tập Lí 12 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 3. Vật lí lượng tử


Bài 7. Hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon - Chuyên đề học tập Lí 12 Chân trời sáng tạo

Đến cuối thế kỉ XIX, ánh sáng vẫn được xem có bản chất sóng (sóng điện từ). Tuy nhiên, lí thuyết sóng ánh sáng không thể giải thích được một số khám phá sau đó như hiệu ứng quang điện. Hiệu ứng này, cùng một số hiệu ứng khác mà ánh sáng gây ra, chỉ có thể giải thích thỏa đáng với quan niệm ánh sáng có tính chất hạt.

Câu hỏi tr 42 CHMĐ

Đến cuối thế kỉ XIX, ánh sáng vẫn được xem có bản chất sóng (sóng điện từ). Tuy nhiên, lí thuyết sóng ánh sáng không thể giải thích được một số khám phá sau đó như hiệu ứng quang điện. Hiệu ứng này, cùng một số hiệu ứng khác mà ánh sáng gây ra, chỉ có thể giải thích thỏa đáng với quan niệm ánh sáng có tính chất hạt.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức vê tính chất hạt của ánh sáng

Lời giải chi tiết:

Ngoài tính chất sóng thì ánh sáng còn có tính chất hạt

Câu hỏi tr 43 CH 1

Dự đoán hiện tượng xảy ra nếu trong thí nghiệm của Hertz ở Hình 7.1, ta thay đèn hồ quang bằng nguồn phát ánh sáng nhìn thấy.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Dự đoán hiện tượng: Nếu thay đèn hồ quang bằng nguồn ánh sáng nhìn thấy trong thí nghiệm của hertz sẽ không có dòng điện được tạo ra trong mạch.

Bởi vì: Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng có năng lượng đủ cao để đánh bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại. Ánh sáng nhìn thấy có năng lượng photon thấp hơn so với ánh sáng tử ngoại phát ra từ đèn hồ quang. Vì vậy nó không đủ năng lượng để đánh bật electron khỏi bề mặt kim loại.

Câu hỏi tr 43 CH 2

Dự đoán hiện tượng xảy ra khi chiếu tia tử ngoại vào bản kẽm tích điện dương trong thí nghiệm của Hertz ở Hình 7.1.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Dự đoán hiện tượng: hiện tượng không xảy ra khi chiếu tia tử ngoại vào bản kẽm tích điện dương trong thí nghiêm của Hertz.

Bởi vì: bản kẽm mà tích điện dương thì nó sẽ hút các electron về phía nó. Chính vì vậy khi chiếu tia tử ngoại thì electron bị tia tử ngoại đánh bật ra khỏi bản kẽm sẽ bị hút trở lại bởi điện tích dương của bản kẽm. Do đó, electron không di chuyển tự do trong mạch điện để tạo ra dòng điện.

Câu hỏi tr 43 CH 3

Dựa vào các dụng cụ được gợi ý trong Hình 7.2 để thiết kế phương án thí nghiệm vẽ đường đặc trưng vôn-ampe của tế bào quang điện.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Dụng cụ: tế bào quang điện, nguồn sáng, núm xoay để điêu chỉnh cường độ sáng của đèn, hộp chân đế có gắn biến thế nguồn với điện áp đầu vào 220 V và hiệu điện thế đầu ra tối đa 50 V, núm xoay để thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai điện cực của tế bào quang điện, công tắc thuận nghịch, kính lọc sắc F, hai đồng hồ đo hiện đa năng, các dây nối.

Câu hỏi tr 43 CH 4

Giải thích vì sao vỏ của tế bào quang điện thường bằng thạch anh.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Vỏ của tế bào quang điện thường bằng thạch anh vì:

- Khả năng truyền ánh sáng tốt

- Chịu được nhiệt độ cao

- Khả năng cách điện tốt

- Khả năng chống ăn mòn tốt

- Dễ dạng chế tạo

Câu hỏi tr 45 LT

Quan sát Hình 7.4 và sắp xếp các đường đồ thị (1), (2), (3) theo thứ tự tăng dần của cường độ bức xạ điện từ kích thích.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Các đường đồ thị (1), (2), (3) theo thứ tự tăng dần của cường độ bức xạ điện từ kích thích là: I 3 < I 2 < I 1

Câu hỏi tr 46 CH 1

Năng lượng của sóng điện từ phụ thuộc như thế nào vào bước sóng?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Năng lượng của sóng điện từ phụ thuộc vào bước sóng theo công thức: \(E = \frac{{hc}}{\lambda }\)

Sóng điện từ có bước sóng ngắn và tần số cao có năng lượng cao hơn sóng điện từ có bước sóng dài và tần số thấp.

Câu hỏi tr 46 CH 2

Sử dụng biểu thức (7.3) để giải thích vì sao các tia X và tia gamma có khả năng đâm xuyên lớn qua một số vật liệu.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Các tia X và tia gamma có khả năng đâm xuyên lớn qua một số vật liệu vì: \(E = \frac{{hc}}{\lambda }\)

Tia X và tia gamma có bước sóng ngắn (khoảng từ 10 -11 m đến 10 -15 m).

Nhìn vào công thức năng lượng của một photon tỉ lệ nghịch với bước sóng nên tia X và tia gamma có năng lượng cao hơn so với các loại bức xạ khác. Khả năng đam xuyên của hai tia này tăng lên khi năng lượng photon cao hơn.

Câu hỏi tr 47 LT

Một bút laser có công suất 5,00 mW phát sáng đơn sắc có bước sóng 650 nm. Tính số photon phát ra bởi bút laser này trong thời gian 1 phút.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Số photon phát ra bởi bút laser này trong thời gian 1 phút là: \({N_p} = \frac{{Pt}}{\varepsilon } = \frac{{P\lambda t}}{{hc}} = \frac{{{{5.10}^{ - 3}}{{.650.10}^{ - 9}}.60}}{{{{6,626.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}} = {9.8.10^{17}}\)

Câu hỏi tr 48 CH 1

Tham khảo Bảng 7.2 để giải thích vì sao phải sử dụng chùm tia tử ngoại trong thí nghiệm Hertz để tạo ra hiệu ứng quang điện.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Vì tia tử ngoại có bước sóng ngắn, nên năng lượng tác dụng lên tấm kim loại đủ lớn, làm bứt các electron ra khỏi bề mặt kim loại, tạo ra hiệu ứng quang điện.

Câu hỏi tr 48 CH 2

Từ phương trình (7.4), em hãy nghiệm lại định luật quang điện thứ nhất về giới hạn quang điện.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Nghiệm lại định luật quang điện thứ nhất về giới hạn quang điện:

- Xác định công thoát A của kim loại từ thí nghiệm.

- Thay các giá trị như h, f, động năng ban đầu cực đại để tính được bước sóng giới hạn quang điện kim loại đó.

- Sau đó so sánh bước sóng giới hạn quang điện và bước sóng của ánh sáng sử dụng trong thí nghiệm

- Cuối cùng đưa ra kết luận.

Câu hỏi tr 48 CH 3

Vì sao ta không thể sử dụng lí thuyết sóng để giải thích định luật về giới hạn quang điện.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Ta đã biết rằng ánh sáng là sóng điện từ. Nhưng dùng tính chất sóng của ánh sáng thì không giải thích được các định luật quang điện.

Theo lí thuyết về sóng, khi ánh sáng chiếu vào bề mặt kim loại, điện trường biến thiên trong sóng ánh sáng sẽ làm cho các electron trong kim loại dao động. Cường độ của chùm sáng kích thích càng lớn thì diện trường đó càng mạnh và nó làm cho electron dao động càng mạnh. Đến một mức nào đó thì electron sẽ bị bật ra, tạo thành dòng quang điện. Vì vậy, bất kì chùm sáng nào có cường độ đủ lớn cũng có thể gây ra hiện tượng quang điện và động năng ban đầu cực đại của electron phải phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng kích thích. Điều này mâu thuẫn với kết quả thực nghiệm. Ta chỉ có thể giải thích được các định luật quang điện và nhiều hiện tượng khác nữa bằng tính lượng tử của ánh sáng nói riêng và của bức xạ điện từ nói chung.

Câu hỏi tr 48 CH 4

Cường độ dòng quang điện bão hoà có phụ thuộc vào bước sóng của bức xạ điện từ kích thích không? Giải thích.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Khi xảy ra hiệu ứng quang điện, số quang electron bật khỏi cathode trong một đơn vị thời gian tỉ lệ thuận với số photon đập vào cathode trong một đơn vị thời gian, tức là tỉ lệ thuận với cường độ bức xạ điện từ kích thích. Vì vậy, khi cường độ của dòng quang điện đạt giá trị bão hoà (tức là khi toàn bộ quang electron bật ra khỏi cathode trong một đơn vị thời gian đều về được anode), giá trị bão hoà này tỉ lệ thuận với cường độ của bức xạ điện từ kích thích.

Câu hỏi tr 48 CH 5

Thảo luận để rút ra công thức 7.8

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

+ Khi U AK ≤ -U h thì dòng quang điện bị triệt tiêu hoàn toàn (I = 0). Sở đĩ như vậy là vì: electron bị bật ra từ cathode, với tốc độ ban đầu v omax và động năng ban đầu W đmax , chịu tác dụng của lực điện trường hướng về cathode (do U h gây ra); lực này đã ngăn không cho electron tới anode để gây ra dòng quang điện.

Vì vậy, U h được gọi là hiệu điện thế hãm. Trị số của U h phụ thuộc bước sóng λ. Như vậy, giữa động năng ban đầu cực đại của quang êlectron và độ lớn của hiệu điện thế hãm có hệ thức: \({{\rm{W}}_{d\max }} = \frac{1}{2}mv_{0\max }^2 = e{U_h}\)

Câu hỏi tr 48 LT

Biết rằng phải chiếu vào cathode bằng sodium (Na) bức xạ điện từ có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng 504 nm thì hiệu ứng quang điện mới xảy ra. Khi hiệu điện thế giữa anode và cathode nhỏ hơn hoặc bằng -2,46 V thì dòng quang điện tắt.

a) Tính công thoát của sodium (theo đơn vị J và eV).

b) Tính động năng ban đầu cực đại (theo đơn vị eV) và vận tốc ban đầu cực đại của quang electron. Cho biết khối lượng của electron là 9,10.10 -31 kg.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

a) Công thoát của sodium là: \(A = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} = \frac{{{{6,625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{504.10}^{ - 9}}}} = {3,94.10^{ - 19}}J = 2,46eV\)

b) Động năng ban đầu cực đại là: \(W = e{U_h} = {1,6.10^{ - 19}}.2,46 = {3,936.10^{ - 19}}J\)

Vận tốc ban đầu cực đại của quang electron là: \(e{U_h} = \frac{1}{2}m{v^2} \Rightarrow v = \sqrt {\frac{{2e{U_h}}}{m}}  = \sqrt {\frac{{{{2.1,6.10}^{ - 19}}.2,46}}{{{{9,1.10}^{ - 31}}}}}  = {9,3.10^5}m/s\)

Câu hỏi tr 49 VD

Hiệu ứng quang điện có nhiều ứng dụng trong thực tế. Một trong các ví dụ là ống nhân quang điện (PMT - Photomultiplier tube). Trong thiết bị này, dòng quang electron được khuếch đại nhiều lần để tạo thành dòng điện có cường độ lớn. Ống nhân quang điện được sử dụng trong chẩn đoán y tế (xét nghiệm máu, quét ảnh), thiết bị nhìn đêm, máy quét hình ảnh cao cấp, ... Em hãy tìm hiểu trên sách, báo, internet, ... để trình bày tóm tắt về nguyên tắc hoạt động của thiết bị này.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Ống nhân quang điện (PMT - Photomultiplier tube) là một thiết bị điện tử có khả năng khuếch đại tín hiệu ánh sáng yếu thành dòng điện có cường độ lớn. Ống PMT được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: chẩn đoán y tế (xét nghiệm máu, quét ảnh), thiết bị nhìn đêm, máy quét hình ảnh cao cấp,…

Nguyên tắc hoạt động:

Bước 1: Hiệu ứng quang điện: Khi ánh sáng chiếu vào cathode của PMT, các photon ánh sáng được hấp thụ bởi các nguyên tử cathode, giải phóng electron. Năng lượng của photon phải lớn hơn hoặc bằng công thoát của cathode để giải phóng electron.

Bước 2: Khuếch đại điện tử: Các electron được giải phóng bởi hiệu ứng quang điện được tăng tốc bởi một điện trường mạnh và va chạm với dynode đầu tiên. Mỗi va chạm giải phóng nhiều electron thứ cấp hơn. Quá trình này được lặp lại nhiều lần (thường 10-15 giai đoạn) dẫn đến sự khuếch đại tín hiệu điện tử đáng kể.

Bước 3: Anode: Các electron thứ cấp sau giai đoạn nhân được thu thập tại anode , tạo ra một tín hiệu điện mạnh hơn nhiều so với tín hiệu quang ban đầu.

Bài tập Bài 1

Một ứng dụng của laser trong y học là dùng một chùm tia laser để điều chỉnh độ cong của giác mạc, từ đó điều trị các bệnh lí liên quan tới tật khúc xạ. Biết thời gian của mỗi xung laser bằng 20 ms và công suất trung bình của mỗi xung là 0,60 W. Trong mỗi xung, có 4,0.1016 photon đập vào võng mạc. Tính bước sóng của chùm tia laser này.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

Công suất trung bình của mỗi xung là:

\(\begin{array}{l}P = \frac{{\varepsilon .N}}{t} = \frac{{\frac{{hc}}{\lambda }.N}}{t}\\ \Rightarrow 0,6 = \frac{{\frac{{{{6,625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{\lambda }{{.4.10}^{16}}}}{{{{20.10}^{ - 3}}}} \Rightarrow \lambda  = {6,625.10^{ - 7}}m\end{array}\)

Bài tập Bài 2

Hằng số Planck h có thể được xác định trong thực nghiệm bằng cách đo hiệu điện thế hãm đối với sodium (Hình 7P.1). Cho khối lượng và điện tích của electron lần lượt bằng 9,1.10-31 kg và -1,6.10-19 C.

a) Từ đồ thị trên, hãy suy ra giá trị của hằng số h và công thoát của sodium.

b) Với giá trị của h ở câu a, hãy tính hiệu điện thế hãm và vận tốc ban đầu cực đại của quang electron nếu ánh sáng chiếu vào bản sodium này có bước sóng bằng 400 nm.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

a) Ta có: \(\frac{{hc}}{\lambda } = A + \frac{1}{2}m{v^2} = A + e{U_h}\)

Từ đồ thị ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}h{.70.10^{13}} = A + {1,6.10^{ - 19}}.1\\h{.43,9.10^{13}} = A + {1,6.10^{ - 19}}.0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}h = {6,13.10^{ - 34}}\\A = {2,69.10^{ - 19}}\end{array} \right.\)

b) Hiệu điện thế hãm của quang electron:

\(e{U_h} = \frac{{hc}}{\lambda } - A \Rightarrow {U_h} = \frac{{\frac{{hc}}{\lambda } - A}}{e} = \frac{{\frac{{{{6,13.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{400.10}^{ - 9}}}} - {{2,69.10}^{ - 19}}}}{{ - {{1,6.10}^{ - 19}}}} =  - 1,19V\)

Vận tốc ban đầu cực đại của quang electron:

\(v = \sqrt {\frac{{2e{U_h}}}{m}}  = \sqrt {\frac{{{{2.1,6.10}^{ - 19}}.1,19}}{{{{9,1.10}^{ - 31}}}}}  = {6,5.10^5}m/s\)

Bài tập Bài 3

Gọi λ 0 là giới hạn quang điện của sodium. Ta thấy khi chiếu vào cathode của một tế bào quang điện bức xạ có bước sóng \(\lambda  = \frac{{{\lambda _0}}}{2}\) thì hiệu điện thế U AK giữa anode và cathode có giá trị bằng -2,48 V để dòng quang điện có giá trị bằng 0. Cho h = 6,626.10 -34 J.s, khối lượng và điện tích của electron lần lượt bằng 9,1.10 -31 kg và -1,6.10 -19 C.

a) Tính giá trị λ 0 .

b) Tính vận tốc ban đầu cực đại của quang electron khi bật ra khỏi cathode.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

Lời giải chi tiết:

a) Ta có:

\(\begin{array}{l}e{U_h} = \frac{1}{2}m{v^2} \Rightarrow \frac{{hc}}{\lambda } = A + \frac{1}{2}m{v^2} \Rightarrow \frac{{2.hc}}{{{\lambda _0}}} = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} + e{U_h} \Rightarrow \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} = e{U_h}\\ \Rightarrow {\lambda _0} = {5.10^{ - 7}}m\end{array}\)

b) Vận tốc ban đầu cực đại của quang electron khi bật ra khỏi cathode là:

\(v = \sqrt {\frac{{2e{U_h}}}{m}}  = \sqrt {\frac{{{{2.1,6.10}^{ - 19}}.2,48}}{{{{9,1.10}^{ - 31}}}}}  = {9,3.10^5}m/s\)


Cùng chủ đề:

Giải 5. Tia X. Chụp X - Quang và chụp ảnh cắt lớp (CT) - Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 1. Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều - Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2. Máy biến áp. Truyền tải điện năng - Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 4. Chẩn đoán bằng siêu âm - Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 6. Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) - Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 7. Hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon - Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 8. Lưỡng tính sóng hạt - Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 9. Quang phổ vạch nguyên tử - Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 10. Vùng năng lượng - Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài Bài 3. Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều - Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập Lí 12 Chân trời sáng tạo