Bài 7. Truyền và biến đổi chuyển động trang 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức
Quan sát Hình 7.1 và cho biết: Bộ phận nào được dùng để truyền chuyển động từ bàn đạp đến bánh xe?
CH trang 37 KĐ
Quan sát Hình 7.1 và cho biết: Bộ phận nào được dùng để truyền chuyển động từ bàn đạp đến bánh xe?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3.7 và dựa vào thực tế để xác định bộ phân truyền chuyển động từ bàn đạp đến bánh xe.
Lời giải chi tiết:
Bộ phận được dùng để truyền chuyển động từ bàn đạp đến bánh xe là: thanh kết nối và đĩa nơi xích được kết nối
CH trang 37 KP
Quan sát Hình 7.2 và so sánh chiều quay của bánh dẫn và bánh bị dẫn trong hai trường hợp truyền động dây đai thẳng và truyền động dây đai chéo.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 7.2 để xác định chiều quay của bán dẫn và bánh bị dẫn.
Lời giải chi tiết:
- Hình 7.2.a. Khi bánh dẫn 1 quay theo chiều mũi tên (tức là quay cùng chiều kim đồng hồ) thì bánh bị dẫn 2 cũng quay cùng chiều kim đồng hồ
- Hình 7.2.b. Khi bánh dẫn 1 quay theo chiều mũi tên (tức là quay cùng chiều kim đồng hồ) thì bánh bị dẫn 2 quay ngược chiều kim đồng hồ
CH trang 38 LT
Từ công thức 7.1, em có nhận xét gì về mỗi quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng?
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức \(i = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{D_2}}}{{{D_1}}}\) hay \({n_2} = {n_1}.\frac{{{D_1}}}{{{D_2}}}\) để xác định mối quan hệ giữa đường kính và số vòng quay.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào công thức \(i = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{D_2}}}{{{D_1}}}\) hay \({n_2} = {n_1}.\frac{{{D_1}}}{{{D_2}}}\) ta thấy đường kính và số vòng quay tỉ lệ nghịch với nhau. Có nghĩa là đường kính càng lớn thì số vòng quay càng ít.
CH trang 38 KP
Quan sát Hình 7.3 và mô tả cấu tạo của truyền động bánh răng; truyền động xích.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 7.3 để mô tả cấu tạo của chuyển động
Lời giải chi tiết:
- Hình 7.3.a. Khi tác động vào cần tay quay như chiều mũi tên làm bánh răng 1 quay theo chiều quay kim đồng hồ thì bánh răng 2 quay ngược chiều kim đồng hồ
- Hình 7.3.b. Khi bánh răng 1 quay ngược chiều kim đồng hồ thì qua cơ cấu xích số 3 làm bánh răng 2 cũng quay ngược chiều kim đồng hồ và ngược lại.
CH trang 40 KP
Quan sát và cho biết: Các bộ phận trong hình 7.4a tương ứng với bộ phân nào trong mô hình xilanh, pít tông ở hình 7.4b?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 7.4 để xác định các bộ phận tương ứng với các mô hình.
Lời giải chi tiết:
Các bộ phận tương ứng là:
- Tay quay – Trục khuỷu
- Thanh truyền – thanh truyền
- Con trượt – Pit tông
- Giá đỡ - xi lanh
CH trang 40 KN
Em hãy tìm hiểu thực tế để cho biết ngoài cơ cấu tay quay con trượt còn có cơ cấu nào cũng biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tế
Lời giải chi tiết:
Một số cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tính tiến và ngược lại là: cơ cấu đóng mở cánh cổng; cơ cấu bánh răng – thanh răng.
CH trang 40 KP
Quan sát và cho biết: Các bộ phận trong Hình 7.5b tương ứng với bộ phận nào trong cơ cấu ở Hình 7.5a?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 7.3 để xác định các bộ phận của cơ cấu tay quay con trượt
Lời giải chi tiết:
CH trang 43
Em hãy tìm một vài ứng dụng của các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động trong các máy móc, thiết bị là sản phẩm cơ khí được sử dụng tại địa phương, trong gia đình.
Phương pháp giải:
Học sinh liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
- Xe đạp, xe máy
- Ô tô, máy nông nghiệp