Giải Bài 8: Đọc: Lũy tre SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải sách Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 2 KNTT, tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 22: Vẻ đẹp quanh em


Giải Bài 8: Đọc: Lũy tre SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải Bài 8: Đọc: Lũy tre SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....

Phần I

Khởi động:

Giải câu đố:

Cây gì mang dáng quê hương

Thân chia từng đốt, rợp đường em đi

Mầm non dành tặng thiếu nhi

Gắn trên huy hiệu, em ghi tạc lòng?

(Là cây gì?)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ để giải câu đố.

Lời giải chi tiết:

Đáp án là cây tre.

Phần II

Bài đọc:

LŨY TRE

Mỗi sớm mai thức dậy

Luỹ tre xanh rì rào

Ngọn tre cong gọng vó

Kéo mặt trời lên cao.

Những trưa đồng đầy nắng

Trâu nằm nhai bóng râm

Tre bần thần nhớ gió

Chợt về đầy tiếng chim.

Mặt trời xuống núi ngủ

Tre nâng vầng trăng lên

Sao, sao treo đầy cành

Suốt đêm dài thắp sáng.

Bỗng gà lên tiếng gáy

Xôn xao ngoài luỹ tre

Đêm chuyển dần về sáng

Mầm măng đợi nắng về.

(Nguyễn Công Dương)

Từ ngữ

Bần thần : chỉ tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, nghĩ ngợi.

Phần III

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tìm những câu thơ miêu tả cây tre vào lúc mặt trời mọc.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Những câu thơ miêu tả cây tre vào lúc mặt trời mọc là:

“Lũy tre xanh rì rào

Ngọn tre cong gọng vó”

Câu 2

Câu 2: Câu thơ nào ở khổ thơ thứ hai cho thấy tre cũng giống như người?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ hai.

Lời giải chi tiết:

Câu thơ ở khổ thơ thứ hai cho thấy tre cũng giống người là: Tre bần thần nhớ gió.

Câu 3

Câu 3: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh luỹ tre được miêu tả vào những lúc nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ ba và tìm từ ngữ chỉ thời gian.

Lời giải chi tiết:

Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh lũy tre được miêu tả vào lúc chiều tối và lúc đêm.

Câu 4

Câu 4: Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Em trả lời theo ý thích của bản thân mình.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh mà em thích nhất trong bài thơ là “Ngọn tre cong gọng vó / Kéo mặt trời lên cao” vì em thấy đây là một hình ảnh đẹp và được tác giả miêu tả rất sinh động.

Phần IV

Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ lại bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ là: sớm mai, trưa, đêm, sáng

Câu 2

Câu 2: Tìm thêm những từ ngữ chỉ thời gian mà em biết.

Phương pháp giải:

Em trả lời theo hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ chỉ thời gian mà em biết là: tối, chiều, ngày, tháng, năm,…

Nội dung

Tre là một biểu tượng đẹp cho làng quê Việt Nam, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam.


Cùng chủ đề:

Giải Bài 8: Viết: Nghe - Viết: Cầu thủ dự bị SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 8: Viết: Nghe - Viết: Lũy tre SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 8: Đọc mở rộng Chủ đề Hoạt động thể thao SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 8: Đọc mở rộng: Vẻ đẹp của thiên nhiên SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 8: Đọc: Cầu thủ dự bị SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 8: Đọc: Lũy tre SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 9: Nói và nghe: Kể chuyện Cậu bé ham học SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 9: Nói và nghe: Kể chuyện: Cảm ơn họa mi SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 9: Viết chữ hoa U, Ư SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 9: Viết: Chữ hoa D SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 9: Đọc: Cô giáo lớp em SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống