Viết: Tập chép: Nghe thầy đọc thơ. Chữ hoa G
Giải Bài 8: Viết: Tập chép: Nghe thầy đọc thơ. Chữ hoa G SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....
Câu 1
Câu 1: Tập chép
Nghe thầy đọc thơ
(Trích)
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời….
TRẦN ĐĂNG KHOA
Câu 2
Câu 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố:
a. Chữ r, d hay gi ?
Thân hình vuông vức
□ẻo như kẹo dừa
□ấy, vở □ất ưa
Có em là sạch.
(Là cái gì?)
b. Vần uôn hay uông ?
Đầu đuôi v□ vắn như nhau,
Thân chia nhiều đốt rất mau, rất đều,
Tính tình chân thực đáng yêu
M□’ biết dài ngắn, mọi điều có em.
(Là cái gì?)
Mau: gần nhau
Phương pháp giải:
- Em đọc kĩ rồi điền chữ hoặc vần phù hợp vào chỗ trống.
- Đọc kĩ các gợi ý, quan sát tranh rồi giải đố.
Lời giải chi tiết:
a. Chữ r, d hay gi ?
Thân hình vuông vức
D ẻo như kẹo dừa
Gi ấy, vở r ất ưa
Có em là sạch.
=> Đáp án là: Cục tẩy
b. Vần uôn hay uông ?
Đầu đuôi v uông vắn như nhau,
Thân chia nhiều đốt rất mau, rất đều,
Tính tình chân thực đáng yêu
M uốn biết dài ngắn, mọi điều có em.
=> Đáp án là: cái thước
Câu 3
Câu 3: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:
a. (rao, dao, giao)
con □
□ việc
tiếng □
□ lưu
b. (buồn, buồng)
□ chuối
□ bã
vui □
□ cau
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ để chọn tiếng cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. (rao, dao, giao)
con dao
giao việc
tiếng rao
giao lưu
b. (buồn, buồng)
buồng chuối
buồn bã
vui buồn
buồng cau
Câu 4
Câu 4: Tập viết
a. Chữ viết hoa G
b. Viết ứng dụng: Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Lời giải chi tiết:
- Cấu tạo: gồm nét cong trái và nét khuyết dưới.
- Cách viết:
+ Bước 1: Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4 (phía trên), viết một nét cong trái nhỏ (lưng chạm ĐK dọc 1), lượn vòng lên chạm ĐK dọc 3 viết liền mạch nét cong trái lớn, dừng bút tại giao điểm của ĐK ngang 2 (phía trên) và ĐK dọc 3 (chỗ bắt đầu viết nét cong trái lớn phải ngang bằng với điểm đặt bút).
+ Bước 2: Không nhấc bút, viết tiếp nét khuyết dưới và dừng bút trước ĐK dọc 4, dưới ĐK ngang 2 (phía trên).