Bài 9. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trang 37 SBT Giáo dục công dân 6 - Chân trời sáng tạo
Chọn câu trả lời đúng. Em hãy cho biết bông hoa nào được thể hiện trên quốc huy Việt Nam? Em sẽ giới thiệu với mọi người về bông hoa đó như thế nào. Em hãy thuyết trình về chủ đề sau. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau. Hãy giải thích rõ cho mọi người về nhận định của em. Em hãy vẽ một sơ đồ tư duy tóm tắt các căn cứ để xác định người có quốc tịch Việt Nam. Em hãy vẽ một trang phục dân tộc mà em yêu thích và chia sẻ của em về những phong tục tập quán, văn hóa của dân tộc đó.
Câu 1
Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1. Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam?
A. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
C. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam.
D. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài.
Câu 2. Căn cứ quan trọng nhất để xác định công dân một nước là
A. nơi sinh ra
B. quốc tịch
C. tiếng mẹ đẻ
D. ngoại hình
Câu 3. Em hãy cho biết ngày Quốc Khánh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày nào?
A. 2/9
B. 30/4
C. 27/2
D. 8/3
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ các câu hỏi, sử dụng phương pháp loại trừ để chọn câu trả lời đúng nhất
Lời giải chi tiết:
Câu 1. D
Câu 2. B
Câu 3. A
Câu 2
Em hãy cho biết bông hoa nào được thể hiện trên quốc huy Việt Nam? Em sẽ giới thiệu với mọi người về bông hoa đó như thế nào
Phương pháp giải:
Học sinh kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi
- Bông hoa trên quốc huy là bông lúa
Lời giải chi tiết:
Bông hoa có trên quốc huy Việt Nam là bông lúa
- Ý nghĩa của biểu tượng bông lúa là: Bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe răng tượng trưng cho công nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Câu 3
Em hãy thuyết trình về chủ đề sau:
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không nhất thiết phải là người sinh ra ở Việt Nam.
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
Phương pháp giải:
Học sinh sử dụng phương pháp viết văn để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không nhất thiết phải là người sinh ra ở Việt Nam.
- Thân bài:
Các trường hợp sau để được công nhận là công dân Việt Nam:
Trẻ em sinh ra có cả bố và mẹ là công dân VN.
Trẻ em sinh ra có bố là công dân VN mẹ là người nước ngoài.
Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân VN bố là người nước ngoài.
Trẻ em bị bỏ rơi ở VN ko rõ bố mẹ là ai.
- Kết bài: Kết luận.
Câu 4
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
Tình huống 1. Bố mẹ Nam là người nước ngoài sống ở lãnh thổ Việt Nam đã lâu. Nam sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Theo em Nam có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?
Tình huống 2. Anh A và chị B là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo em, anh A và chị B xin giữ quốc tịch Việt Nam có được không?
Tình huống 3. Anh Trần Văn B đi du lịch ngang vùng dịch Coid 19 và được yêu cầu tự cách li. Anh B cho rằng đã tự cách li thì không cần khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm. Theo em, anh B xử lí như vậy đã đúng chưa? Vì sao?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ các tình huống và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1. Nam không phải là công dân Việt Nam vì bố mẹ Nam không phải người Việt Nam.
Tình huống 2. Anh A và chị B được giữ quốc tịch Việt Nam vì họ được sinh ra là người Việt Nam.
Tình huống 3. Anh B xử lí như vậy chưa đúng vì cần khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm để được theo dõi sức khỏe tại nhà và khoanh vùng cách ly phù hợp.
Câu 5
Trong lúc đi tập thể dục buổi sáng, bà Linh nghe thấy tiếng một đứa trẻ Sơ sinh khóc ở ven đường, được bọc trong một bọc quần áo. Biết đây là trường hợp trẻ bị bỏ rơi nên sau khi suy nghĩ một lúc, bà bế đứa bé về nhà nuôi, đặt tên là Nam. Theo em, bé Nam có được mang quốc tịch Việt Nam hay không? Hãy giải thích rõ cho mọi người về nhận định của em.
Phương pháp giải:
Học sinh đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
- Bé Nam là công dân Việt Nam
Lời giải chi tiết:
Bé Nam được mang quốc tịch Việt Nam vì bé là trẻ bị bỏ rơi ở Việt Nam không rõ bố mẹ là ai.
Câu 6
Em hãy vẽ một sơ đồ tư duy tóm tắt các căn cứ để xác định người có quốc tịch Việt Nam.
Phương pháp giải:
Học sinh dựa vào các thông tin trong SGK vẽ tóm tắt lại căn cứ để xác định công dân Việt Nam.
Gợi ý:
a. Căn cứ để xác định một người là công dân nước Việt Nam là:
- Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam
- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam
- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không có quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không có quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai có quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
b. Trong các trường hợp trên, trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam là:
- Trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.
- Trẻ em sinh ra có cha là công dân Việt Nam, Mẹ là công dân nước ngoài.
- Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
- Trẻ em bị bỏ rơi, không rõ cha mẹ là ai.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự vẽ
Câu 7
Em hãy vẽ một trang phục dân tộc mà em yêu thích và chia sẻ của em về những phong tục tập quán, văn hóa của dân tộc đó.
Phương pháp giải:
Học sinh sẽ bộ trang phục dân tộc của dân tộc mình
Chia sẻ, giới thiệu cho các bạn về phong tục tập quán của dân tộc mình.
Lời giải chi tiết:
Vẽ trang phục dân tộc Việt Nam: Áo dài
(Học sinh tự vẽ)
- Ý nghĩa của áo dài: Chiếc áo dài đậm đà bản sắc dân tộc, tượng trưng cho vẻ đạp duyên dáng, dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài Việt Nam để lại ấn tượng sâu sắc và được bạn bè quốc tế yêu thích.