Giải Bài 9. Một số lĩnh vực của sinh thái nhân văn - Chuyên đề học tập Sinh 12 - Cánh diều — Không quảng cáo

Giải chuyên đề học tập Sinh 12 Cánh diều Chuyên đề 3. Sinh thái nhân văn


Bài 9. Một số lĩnh vực của sinh thái nhân văn - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều

Từ những hiểu biết về sinh thái nhân văn, em có thể áp dụng được gì vào đời sống?

CH tr 53 MĐ

Từ những hiểu biết về sinh thái nhân văn, em có thể áp dụng được gì vào đời sống?

Phương pháp giải:

Từ những hiểu biết về sinh thái nhân văn.

Lời giải chi tiết:

Từ những hiểu biết về sinh thái nhân văn, em có thể tham gia xây dựng kế hoạch phát triển bền vững, khai thác hợp lí các hệ sinh thái nhỏ như hệ sinh thái vườn rau,...

CH tr 53 CH

Từ thông tin trong bảng 9.1, hãy nhận xét năng suất tổng số và trung bình năng suất/giờ lao động ở hai hệ sinh thái.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.1

Lời giải chi tiết:

Năng suất tổng số và trung bình năng suất/giờ lao động ở hệ sinh thái hữu cơ tương đương với hệ sinh thái truyền thống.

CH tr 54 CH

Dựa vào dữ liệu ở hình 9.2, nhận xét mức độ đa dạng sinh học giữa hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ và hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 9.2

Lời giải chi tiết:

Hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ duy trì đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống.

CH tr 55 CH 1

Quan sát hình 9.3 và hình 9.4, nêu ít nhất một điểm chung và một điểm khác biệt trong các thành phần cấu trúc giữa hai đô thị.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.3 và hình 9.4.

Lời giải chi tiết:

  • Điểm chung: Hai đô thị có thành phần cấu trúc giống nhau.
  • Điểm khác biệt: Đô thị hình 9.3 có độ đa dạng thực vật cao hơn, đô thị hình 9.4 có mức độ ô nhiễm cao hơn.

CH tr 55 CH 2

Quan sát hình 9.4 và 9.5, hãy đưa ra một số gợi ý để phát triển đô thị trong lành, sạch sẽ, hạn chế ô nhiễm.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.4, 9.5

Lời giải chi tiết:

Gợi ý để phát triển đô thị trong lành, sạch sẽ, hạn chế ô nhiễm:

  • Quy hoạch đô thị tập trung vào việc phát triển và thiết kế sử dụng đất, nước, không khí, cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông.
  • Có các biện pháp thu gom, xử lí chất thải, quản lí các nguồn phát thải.
  • Nâng cao nhận thức về môi trường của mỗi người dân.

CH tr 56 CH

Vùng nào của khu dự trữ sinh quyển có vai trò quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học?

Phương pháp giải:

Vai trò của các vùng trong khu dự trữ sinh quyển

Lời giải chi tiết:

Vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển có vai trò quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học.

CH tr 56 LT

Theo em, các khu dự trữ sinh quyển đóng góp như thế nào đối với bảo tồn và phát triển?

Phương pháp giải:

Học sinh nêu ý kiến của bản thân

Lời giải chi tiết:

  • Vùng lõi bao gồm khu bảo vệ nghiêm ngặt (như khu bảo tồn, vườn quốc gia) góp phần bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, loài và nguồn gene.
  • Vùng đệm bao quanh hoặc liền kề (các) vùng lõi và được sử dụng cho các hoạt động tương thích với các hoạt động sinh thái lành mạnh (như du lịch sinh thái), nghiên cứu khoa học, giám sát, đào tạo và giáo dục.
  • Vùng chuyển tiếp là nơi tập trung các cộng đồng dân cư, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội và sinh thái bền vững.

CH tr 57 CH

Giải thích tại sao bảo tồn hệ sinh thái (như rạn san hô) có thể đóng góp cho phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi của người dân.

Phương pháp giải:

Lợi ích của hệ sinh thái

Lời giải chi tiết:

Vì hệ sinh thái mang lại nhiều lợi ích cho con người, không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa, du lịch, phúc lợi,...

CH tr 58 CH 1

Biến đổi khí hậu có tác động gì đến con người?

Phương pháp giải:

Tác động của biến đổi khí hậu

Lời giải chi tiết:

  • Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tiêu cực đến người dân trên toàn thế giới, gây suy giảm kinh tế, đe doạ an ninh lương thực, sức khỏe, phúc lợi xã hội, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Do biến đổi khí hậu, các sa mạc ngày càng mở rộng, trong khi các đợt nắng nóng và cháy rừng ngày càng phổ biến.
  • Sự ấm lên ngày càng tăng ở Bắc Cực làm tan băng vĩnh cửu, thu hẹp sông băng và mất băng trên biển, dẫn tới nước biển dâng. Nhiệt độ cao hơn cũng gây ra nhiều cơn bão dữ dội, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác.

CH tr 58 CH 2

Giải thích tại sao trồng rừng ngập mặn ven biển có thể làm giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Phương pháp giải:

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tiêu cực đến người dân trên toàn thế giới.

Lời giải chi tiết:

Vì trồng rừng ven biển có tác dụng bảo vệ đê, giảm tác động của gió bão, bảo vệ rừng đầu nguồn để giữ nước tránh khô hạn, lũ quét, sạt lở đất, từ đó góp phần làm giảm tác động của biến đổi khí hậu.

CH tr 59 VD 1

Ở một hệ sinh thái nông nghiệp chuyên trồng rau, người dân sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và chất kích thích để trừ sâu hại, cỏ dại và làm tăng năng suất rau. Điều này gây ra các tác động xấu đến môi trường. Hãy đề xuất biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng các loài sinh vật hoang dã trong hệ sinh thái nông nghiệp này.

Phương pháp giải:

Ở một hệ sinh thái nông nghiệp chuyên trồng rau, người dân sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và chất kích thích để trừ sâu hại, cỏ dại và làm tăng năng suất rau. Điều này gây ra các tác động xấu đến môi trường.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng các loài sinh vật hoang dã trong hệ sinh thái nông nghiệp:

  • Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón sinh học hợp lí.
  • Sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh học để xử lí sâu hại và tăng năng suất cây trồng.
  • Có kế hoạch xây dựng và khai thác hệ sinh thái hợp lí.

CH tr 59 VD 2

Em có thể tham gia những hoạt động nào để góp phần cải thiện môi trường ở địa phương em?

Phương pháp giải:

Khảo sát ở địa phương.

Lời giải chi tiết:

Em có thể tham gia:

  • Tham gia các hoạt động tình nguyện như làm sạch môi trường, trồng cây, xây dựng hệ thống thoát nước, và giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường.
  • Tham gia các tổ chức hoặc nhóm cộng đồng chuyên về bảo vệ môi trường để thảo luận, đề xuất và thực hiện các biện pháp cụ thể để cải thiện môi trường địa phương.
  • Hỗ trợ và tham gia vào các chiến dịch và chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường, tăng cường nhận thức và sự đóng góp của cộng đồng trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường.

Cùng chủ đề:

Giải Bài 4. Dự án tìm hiểu một số sản phẩm chuyển gene và triển vọng của công nghệ gene - Chuyên đề học tập Sinh 12 - Cánh diều
Giải Bài 5. Khái niệm và vai trò của kiểm soát sinh học - Chuyên đề học tập Sinh 12 - Cánh diều
Giải Bài 6. Cơ sở của kiểm soát sinh học - Chuyên đề học tập Sinh 12 - Cánh diều
Giải Bài 7. Biện pháp kiểm soát sinh học - Chuyên đề học tập Sinh 12 - Cánh diều
Giải Bài 8. Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững - Chuyên đề học tập Sinh 12 - Cánh diều
Giải Bài 9. Một số lĩnh vực của sinh thái nhân văn - Chuyên đề học tập Sinh 12 - Cánh diều
Giải Bài 10. Dự án điều tra về sinh thái nhân văn - Chuyên đề học tập Sinh 12 - Cánh diều
Giải Ôn tập chuyên đề 1 - Chuyên đề học tập Sinh 12 - Cánh diều
Giải Ôn tập chuyên đề 2 - Chuyên đề học tập Sinh 12 - Cánh diều
Giải Ôn tập chuyên đề 3 - Chuyên đề học tập Sinh 12 - Cánh diều
Giải chuyên đề học tập Sinh 12 Cánh diều