Giải bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống Chuyên đề 3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ


Bài 9. Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức

Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam phát triển như thế nào?

Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam phát triển như thế nào?

Hoạt động khai thác dầu mỏ có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Làm thế nào để kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác dầu mỏ?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về dầu mỏ và khí thiên nhiên

Lời giải chi tiết:

Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới rất phát triển phụ thuộc vào trữ lượng dầu mỏ tại các nước. Tại Việt Nam khai thác dầu mỏ đang phát triển, chủ yếu khai thác để phục vụ cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến trong nước.

CH1

Hãy trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về sự phát triển của công nghiệp sản xuất dầu mỏ ở Việt Nam

Lời giải:

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp sản xuất dầu mỏ ở Việt Nam đang ngày càng phát triển được thể hiện qua:

Sự phát triển của các tập đoàn dầu khí như Petrovietnam, Vietsovpetro,... và sự tùm ra những mỏ dầu khí tại các vùng biển như mỏ Bạch Hổ, mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông với sức khai thác lớn trung bình từ 25000 – 70000 / ngày tùy từng mỏ.

Công nghệ lọc dầu thô ở Việt Nam có sự đầu tư công nghệ từ nước ngoài khiến giá trị xuất khẩu dầu ở Việt Nam có giá trị cao hơn.

CH mục III 2

Tại sao khi sự cố tràn dầu trên biển, dầu lan rất nhanh trên mặt nước, rồi phân tác vào nước, đồng thời bề mặt nước bị ô nhiễm lan rộng rất nhanh?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về khối lượng riêng của các chất

Lời giải chi tiết:

Vì dầu có khối lượng riêng nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên dầu khi bị tràn sẽ nổi trên mặt nước. Dựa vào các yếu tố khác như sóng, gió làm cho bề mặt dầu nổi trên mặt nước lan rộng và tốc độ nhanh.

CH mục III 3

Tại sao sự cố tràn dầu trên biển thường gây thiệt hại nhiều hơn so với trên đất liền?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về ô nhiễm môi trường nước do sự cố tràn dầu

Lời giải chi tiết:

Vì  các sinh vật dưới biển thiếu oxygen để hô hấp do lớp dầu nổi trên nước đã cản trở oxygen hòa tan vào nước. Giá trị kinh tế của các sinh vật thủy sinh thường rất cao.

CH mục III 1

Hãy tìm hiểu sự tác động của hoạt động khai thác dầu khí đến môi trường và trả lời câu hỏi:

1. Sự cố tràn dầu xảy ra do nguyên nhân nào?

2. Cho biết một ví dụ về sự cố tràn dầu trên biển, phân tích nguyên nhân, tác hại của nó đối với con người và môi trường

Phương pháp giải:

Dựa vào tác động của sản xuất dầu mỏ đến môi trường

Lời giải chi tiết:

1. Sự cố tràn dầu nguyên nhân có thể do quá trình vận chuyển, thủng thùng chứa dầu, va chạm giữa các tàu chở dầu...

2. Sự cố tràn dầu có tác hại đến môi trường sinh vật và môi trường nước


Cùng chủ đề:

Giải bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức
Giải bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức
Giải bài 6. Điều chế glucosamine hydrochloride - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức
Giải bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức
Giải bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức
Giải bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập Hóa 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống