Giải Bài 9. Tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam - Chuyên đề học tập Lí 10 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 3: Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường


Bài 9. Tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam - Chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu và kể tên một số nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá tại Việt Nam

Câu hỏi tr 70 CH 1

Tìm hiểu và kể tên một số nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá tại Việt Nam

Lời giải chi tiết:

Một số nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá tại Việt Nam: Nhiệt điện An Khánh (Bắc Giang), nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh), nhiệt điện Cao Ngạn (Thái Nguyên), nhiệt điện Formosa (Đồng Nai),...

Câu hỏi tr 70 CH 2

Hãy kể tên 5 mỏ dầu khí lớn tại Việt Nam

Lời giải chi tiết:

5 mỏ dầu khí lớn nhất Việt Nam: mỏ Kèn Bầu, mỏ Bạch Hổ, mỏ Tê Giác Trắng, mỏ Lan Tây – Lan Đỏ, mỏ Rạng Đông.

Câu hỏi tr 71 CH 1

Nêu những ưu điểm và khuyết điểm khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tr 71 CH 2

1. Quan sát Hình 9.3 và mô tả cơ cấu tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021

2. Tìm hiểu và trình bày một số thông tin sơ lược về công trình thủy điện đầu tiên ở Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

1. Trong 6 tháng đầu năm 2021, tại Việt Nam, nhiệt điện than vẫn chiếm tỉ trọng hơn một nửa (51,9%), phần còn lại chủ yếu là thủy điện (23,7%), tuabin khí (12,2%), năng lượng tái tạo (11,4%). Nhiệt điện dầu và điện nhập khẩu chiếm tỉ trọng rất thấp dưới 1 %.

2. Nhà máy thủy điện đầu tiên tại Việt Nam là nhà máy thủy điện Ankroet được khởi công xây dựng năm 1942 và đi vào hoạt động năm 1945. Nhà máy thủy điện này nằm sâu trong thung lũng Đankia – Suối Vàng, thuộc rừng núi Lạc Dương, Lâm Đồng, do người Pháp xây dựng.

Câu hỏi tr 72 CH 1

Tìm hiểu các số liệu về ba nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Lời giải chi tiết:

Công suất lắp đặt của 3 nhà máy thủy điện lớn nhất tại Việt Nam hiện nay là:

+ Thủy điện Sơn La (2400 MW)

+ Thủy điện Hòa Bình (1920 MW)

+ Thủy điện Lai Châu (1200 MW)

Câu hỏi tr 72 CH 2

Giải thích tại sao dù có tiềm năng rất lớn để phát triển nhưng thực trạng sản lượng điện gió vẫn chưa đạt mức tương ứng.

Lời giải chi tiết:

Dù có tiềm năng rất lớn để phát triển nhưng thực trạng sản xuất lượng điện gió chưa đạt mức tương xứng vì:

+ Thiếu chuyên gia phối hợp kĩ thuật dẫn đến nhiều dự án không kịp tiến độ.

+ Mạng lưới truyền tải chưa đáp ứng

+ Nhu cầu đất cho các dự án điện gió rất lớn, mất đất trồng trọt và kế sinh nhai do người dân là vấn đề đáng quan tâm.

Câu hỏi tr 72 CH 3

Tìm hiểu và trình bày về công nghệ điện mặt trời trên mái nhà, từ đó so sánh với các dạng năng lượng dự trữ khác.

Lời giải chi tiết:

So sánh năng lượng điện mặt trời với các dạng năng lượng dự trữ khác:

- Điện mặt trời có tiềm năng và thời gian khai thác tối ưu hơn năng lượng điện gió, điện sinh khối

- Có thể khai thác điện mặt trời ở mỗi gia đình bằng cách lắp tấm pin trên mái nhà, không tốn nhiều diện tích như xây đập thủy điện, cánh đồng quạt gió,...

- Khai thác năng lượng mặt trời giảm được tác động đến môi trường như ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ảnh hưởng đến sinh vật và con người mà các năng lượng từ than đá, năng lượng nước, năng lượng sinh khối gây ra, tuy nhiên vẫn cần có quy trình sử dụng và khai thác hợp lí rác thải từ năng lượng mặt trời.

- Chi phí lắp đặt tấm pin mặt trời khá cao, tuy nhiên thời gian sử dụng dài và không cần người vận hành xuyên suốt như cánh đồng quạt gió hay nhà máy nhiệt điện, thủy điện

- Tuy nhiên, phết thải của năng lượng điện mặt trời là các tấm pin thu năng lượng thải ra môi trường sau sử dụng khá nhiều với kích thước lớn so với thủy điện hay điện gió, vì thế cần có biện pháp tái sử dụng và xử lí các tấm pin phù hợp.

Câu hỏi tr 73 CH

Kể tên các nguồn năng lượng sinh khối có thể được sử dụng tại Việt Nam?

Lời giải chi tiết:

Các nguồn năng lượng sinh khối có thể sử dụng tại Việt Nam: bã mía, phế phẩm nông nghiệp như vỏ ngô, vỏ dừa, rơm, rác thải.

Câu hỏi tr 73 LT

Quan sát Hình 9.8 và nhận xét về tốc độ tăng trưởng của sản lượng điện mặt trời ở Úc và ở Việt Nam. Sự tăng trưởng của dạng năng lượng này có những ưu, nhược điểm gì? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

Tốc độ tăng trưởng điện mặt trời của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2018 châm hơn nhiều so với Úc vì thời gian này bước vào mùa mưa tại Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng điện mặt trời ở Việt Nam tăng rất nhanh và đạt sản lượng rất cao (gần 2,5 GW vào tháng 6) vì thời gian này bước vào thời điểm mùa khô tại Việt Nam

Từ đó có thể thấy nếu điều kiện thời tiết thuận lợi (bước vào các tháng mùa khô) điện ămtj trời là nguồn năng lượng tiềm năng. Tuy nhiên, sản lượng điện mặt trời phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và không ổn định. Do đó sẽ gây khó khăn cho việc vận hành lưới điện quốc gia.

Câu hỏi tr 73 VD

Tìm hiểu sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng tại địa phương em đang sống hoặc một số địa phương mà em biết.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự tìm hiểu

Câu hỏi tr 75 CH

1. Tìm hiểu lượng than đá khai thác mỗi năm bở Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKW) và cho biết tác hại của việc sản xuất lượng than đá này đến môi trường

2. Tại sao nước thải mỏ gây ô nhiễm nguồn nước? Em hãy nêu các biện pháp xử lí nước thải mỏ đúng cách.

Lời giải chi tiết:

1. Năm 2021 tính đến thời điểm ngày 18/12 sản lượng khai thác than của TKW là 1 561 536 tấn

Những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường do hoạt động khai thác than để lại:

- Bụi than ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người dân xung quanh.

- Thay đổi cảnh quan, phá hủy hệ thực vật.

2. Nước thải mỏ gây ô nhiễm nguồn nước vì: nước thải mỏ than hầm lò có tính acid, chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng và các chất ô nhiễm khác khá cao như các kim loại nặng: chì, thủy ngân, sắt, manganese,... Những kim loại này có liên quan trực tiếp đến các biến đổi gen, gây ra bệnh ung thư gan,...

Các biện pháp xử lí nước thải mỏ than:

- Phương pháp chuyển hóa sinh học kết hợp bãi lọc trồng cây nhân tạo

- Ứng dụng công nghệ hóa sinh

Câu hỏi tr 76 CH 1

Trình bày các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình khai thác dầu khí.

Lời giải chi tiết:

Các tác động tiêu cực của hoạt động khai thác dầu khí đối với môi trường

+ Quá trình lọc dầu thải ra nhiều thành phần hóa học, dư chất, cặn bã,... không hòa tan và lâu phân rã.

+ Sự cố tràn dầu tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường biển

+ Sự dâng cao của cột dầu khí làm lượng khí đốt phun ra môi trường với áp suất lớn làm nóng sôi vùng biển nơi khai thác.

+ Quá trình đốt dầu phát thải lượng lớn khí CO 2 gây nóng lên toàn cầu.

Câu hỏi tr 76 LT

Đề xuất giải pháp để hạn chế phát thải khí nhà kính từ sản xuất năng lượng hóa thạch.

Lời giải chi tiết:

Một số giải pháp hạn chế khí nhà kính từ sản xuất năng lượng hóa thạch:

- Dùng than hoạt tính hấp thụ khí thải

- Dùng dung dịch hấp thụ khí thải, ví dụ sử dụng kiềm, dung dịch sữa vôi để hấp thụ khí thải đốt dầu.

- Sử dụng năng lượng sạch thay thế năng lượng hóa thạch.

Câu hỏi tr 76 CH 2

1. Nhắc lại nguyên tắc hoạt động của nhà máy thủy điện. Theo em, thủy điện có tạo ra khí làm tăng hiệu ứng nhà kính không? Tại sao?

2. Trình bày tác hại của việc xây dựng đập thủy điện đến diện tích cây xanh.

Lời giải chi tiết:

1. Nguyên tắc hoạt động của nhà máy thủy điện:

- Dòng nước áp lực lớn chảy qua các ống dẫn nước lớn bằng thép tạo ra các cột nước khổng lồ đi vào bên trong nhà máy

- Dòng nước áp lực lớn làm quay tuabin của máy phát điện, năng lượng cơ học được chuyển hóa thành điện năng

- Dòng điện được tạo ra đi qua máy biến áp để tạo ra dòng điện cao áp

- Dòng điện cao áp được nối vào mạng lưới phân phối điện và truyền nơi tiêu thụ.

Thủy điện có tạo ra khí làm tăng hiệu ứng nhà kính: Xác động vật và thực vật chìm dưới lòng hồ của đập thủy điện trong thời gian dài phân hủy trong môi trường yếm khí, sinh ra một lượng lớn khí CH 4 và CO 2 làm tăng phát thải khí nhà kính.

2. Tác hại của việc xây đập thủy điện đến diện tích cây xanh:

- Quá trình xây đập thủy điện xâm chiếm diện tích rừng, làm giảm diện tích cây xanh

- Vùng hạ lưu lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô do việc xả nước và tích nước của đập thủy điện, ảnh hưởng đến thảm thực vật xung quanh

- Xây đập thủy điện làm thay đổi dòng chảy của sông ngòi, hủy hoại cảnh quan môi trường tự nhiên

Câu hỏi tr 77 CH 1

Quan sát Hình 9.16 và hãy phân tíc xem vùng nào có tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời ở Việt Nam nhất.

Lời giải chi tiết:

Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam có tiềm năng lớn phát triển năng lượng mặt trời

Câu hỏi tr 77 CH 2

Em hãy nhận xét về tác động của việc phát triển nhà máy điện mặt trời đối với nền kinh tế nước ta.

Lời giải chi tiết:

Tác động của việc phát triển năng lượng mặt trời đối với nền kinh tế nước ta:

Điện mặt trời là nguồn nhiên liệu thiên nhiên vô tận cùng với điều kiện thuận lợi về khí hậu năng lượng mặt trời sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu được khai thác triệt để. Tuy nhiên, các tấm pin năng lượng mặt trời có tuổi thọ chỉ khoảng 15 – 20 năm và giá thành sản xuất còn khá cao, cùng với việc xử lí lượng rác thải công nghệ này là vấn đề đáng quan tâm.

Câu hỏi tr 77 CH 3

1. Em hãy tìm hiểu tại sao việc xây dựng các nhà máy điện gió làm suy giảm sự đa dạng sinh học.

2. So sánh vai trò của năng lượng sinh khối và năng lượng mặt trời, năng lượng gió trong việc phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Lời giải chi tiết:

1. Việc xây dựng nhà máy điện gió làm giảm đa dạng sinh học vì tuabin gió quay làm luồng không khí trong khu vực bị nhiễu động mạnh làm thay đổi hệ sinh thái biển

2. Năng lượng sinh khối tuy có tiềm năng lớn vì khả năng tận dụng được phế phẩm trong quá trình sản xuất công nghiệp đường và nông nghiệp như bã mía, rơm rạ, vỏ trấu,..., cùng với rác thải nhưng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao từ việc phát thải khí thải, bụi đốt trong quá trình đốt nhiên liệu. Đặc biệt sản xuất năng lượng sinh khối có thể gây áp lực cho rừng sau này, ảnh hưởng đến thảm thực vật. Như vậy, về mặt phát triển bền vững kinh tế, năng lượng sinh khối ẩn chứa nhiều khuyết điểm hơn so với năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

Câu hỏi tr 78 LT

Các tấm pin mặt trời và pin chúng ta sử dụng hằng ngày đều có cấu tạo giống nhau, vậy chúng ta có nên vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác chung hay không? Tại sao? Nêu cách xử lí pin cũ tại nhà đúng cách để giảm thiểu các tác động của pin đến môi trường.

Lời giải chi tiết:

Chúng ta không nên vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác chung vì pin có chứa nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, lithium,... gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người và sinh vật nếu thấm vào đất, nước. Hoặc khí đốt, các thành phần nguy hại này trong pin sẽ bốc lên thành khói độc hay chất độc còn đọng trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí. Do đó, nên bỏ các thỏi pin đã qua sử dụng vào lọ thủy tinh khô để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến môi trường, sau đó mang đến những điểm thu gom rác thải điện tử miễn phí để xử lí.

Câu hỏi tr 78 VD

Tìm hiểu và viết một bài luận ngắn về một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong đời sống hằng ngày.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự tìm hiểu và viết

Bài tập Bài 1

Hãy nêu ngắn gọn tác động của việc sử dụng năng lượng tại Việt Nam đối với môi trường, kinh tế và khí hậu ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

Bài tập Bài 2

Ở địa phương em hoặc một địa phương khác mà em biết, đang có phát triển dạng năng lượng tái tạo nào? Trình bày các tác hại của việc sử dụng năng lượng này đến môi trường

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự liên hệ về địa phương mình


Cùng chủ đề:

Giải Bài 4. Xác định phương hướng - Chuyên đề học tập Lí 10 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 5. Chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao - Chuyên đề học tập Lí 10 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 6. Một số hiện tượng thiên văn - Chuyên đề học tập Lí 10 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 7. Môi trường và bảo vệ môi trường - Chuyên đề học tập Lí 10 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 8. Năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo - Chuyên đề học tập Lí 10 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 9. Tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam - Chuyên đề học tập Lí 10 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 10. Ô nhiễm môi trường - Chuyên đề học tập Lí 10 - Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo